【kẹt quá】Dịch vụ công trực tuyến: Nền tảng vững chắc xây dựng kho bạc số
Đây chính là những bước cải cách lớn đặt nền tảng vững chắc giúp hệ thống Kho bạc Nhà nước trở thành kho bạc số trong tương lai.
Kênh giao dịch an toàn và tiện lợi
Tính đến giữa tháng 8 vừa qua,ịchvụcôngtrựctuyếnNềntảngvữngchắcxâydựngkhobạcsốkẹt quá Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cho 87.684 đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), đạt tỷ lệ 98% tổng số đơn vị SDNS giao dịch với kho bạc (89.514 đơn vị). Kết quả này là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống KBNN để tiến đến kho bạc số trong tương lai.
Còn nhớ những ngày đầu triển khai DVCTT đã có không ít khó khăn đến với kho bạc, khi nhiều đơn vị SDNS không mặn mà với phương thức giao dịch mới này. Phần lớn các đơn vị SDNS khi được hỏi đều có câu trả lời là vẫn thích giao dịch bằng chứng từ giấy hơn vì họ có thể gặp trực tiếp cán bộ kho bạc để được giải đáp các vướng mắc trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn ngân sách… Do đó, KBNN vẫn phải thực hiện song song 2 phương thức thanh toán vừa thủ công và vừa hiện đại.
Tuy nhiên, để thực hiện quyết tâm của Chính phủ về cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, hướng tới xây dựng chính phủ điện tử, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng hệ thống văn bản giấy tờ đã đặt ra cho KBNN nhiệm vụ là hết năm 2020, DVCTT của kho bạc phải được triển khai tới 100% đơn vị SDNS trong cả nước. Cả hệ thống KBNN đã vào cuộc để tuyên truyền, vận động các đơn vị SDNS sử dụng DVCTT. Ngoài những cách triển khai chung đã được KBNN hướng dẫn, tập huấn, nhiều KBNN địa phương còn có những cách làm riêng để đưa DVCTT đến với các đơn vị SDNS.
Đơn cử như tại Hải Dương, Hải Phòng, các đơn vị KBNN nơi đây đã dùng sự “lan tỏa” của các đơn vị triển khai trước cho các đơn vị chưa triển khai thấy được lợi ích của DVCTT để tích cực tham gia. Rồi địa phương đã triển khai tốt truyền kinh nghiệm cho những địa phương khác.
Đại dịch Covid-19 vừa qua, DVCTT đã phát huy tác dụng khi vừa đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội vừa đảm bảo nguồn ngân sách vẫn đến được với các đơn vị sử dụng. Theo đó, 91% các khoản chi ngân sách đã được thực hiện trên DVCTT và đều nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng giao dịch.
Nỗ lực cải cách vì một nền hành chính phục vụ
Ngày 29/7/2020, KBNN đã hoàn thành tích hợp thêm 3 DVCTT mức độ 4 thuộc lĩnh vực KBNN trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. 3 DVCTT này gồm: dịch vụ công hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi vào NSNN; dịch vụ công tất toán tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN; dịch vụ công đăng ký sử dụng tài khoản, bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại KBNN.
Trước đó, ngày 22/4/2020, KBNN đã hoàn thành tích hợp 4 DVCTT mức độ 4 ứng với 4 thủ tục hành chính có tần suất giao dịch với khối lượng lớn trên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm: thủ tục kiểm soát, thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn NSNN qua KBNN; thủ tục kiểm soát chi vốn nước ngoài qua KBNN; thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp.
Như vậy, với 7 DVCTT được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ đầu năm đến nay, KBNN đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2020 (6 DVCTT).
Từ đầu năm đến nay kho bạc Nhà nước đã tích hợp 7 Dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. |
Việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra đã thể hiện sự quyết tâm cải cách hành chính của toàn hệ thống KBNN khi luôn lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ. Hơn nữa, việc làm này còn tăng tính minh bạch, cung cấp các thông tin liên quan về thủ tục hành chính, dữ liệu, tiến độ giải quyết xử lý hồ sơ, đồng thời còn tăng khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ.
Đáng chú ý, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP (NĐ 11) quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN. Nghị định có hiệu lực từ ngày 16/3/2020, giúp KBNN thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính giao; đồng thời đơn giản hóa thủ tục và giảm thiểu thời gian cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN.
Tại NĐ 11, các thủ tục trong công tác kiểm soát chi NSNN đã được cắt giảm bớt. Theo đó, đơn vị SDNS không phải gửi đến KBNN các danh sách tiền lương, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản nghiệm thu, dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật)... như trước đây. Đồng thời, NĐ 11 cũng chuẩn hóa tất cả các mẫu biểu thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN theo hướng minh bạch, rõ ràng hơn...
Với các mẫu biểu được chuẩn hóa, hệ thống DVCTT của KBNN đã cập nhật các mẫu biểu này để các đơn vị SDNS thực hiện. Theo thống kê từ KBNN, từ khi thực hiện NĐ 11 và đẩy mạnh sử dụng DVCTT, lượng hồ sơ, chứng từ giấy tại KBNN đã giảm hẳn. Công tác đối chiếu số liệu, đăng ký sử dụng tài khoản của đơn vị SDNS với KBNN cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn rất nhiều.
Các cải cách thủ tục hành chính cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động nghiệp vụ mà KBNN đang thực hiện đã cho thấy sự quyết tâm của KBNN vì một nền hành chính phục vụ, tất cả vì khách hàng. Đây cũng chính là những bước tiến vững chắc để KBNN triển khai kho bạc điện tử và hướng đến kho bạc số trong tương lai.
Hạnh Thảo