'Ngành giáo dục cảm thấy đơn độc lắm'
Theôngmuốnbịđìnhchỉhọcthìđừngviphạmgiaothôkqbd toi nayo kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong ngành giáo dục, giai đoạn 2016 - 2020, do Sở GD - ĐT Hà Nội vừa phát động, 100% cán bộ viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phải ký cam kết với nhà trường về việc chấp hành giao thông. Đối với học sinh, sinh viên vi phạm lần 1, hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết. Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2, hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học một tuần để gia đình và địa phương quản lý, răn đe.
Trước quy định này, một số ý kiến phụ huynh tỏ ra lo ngại khi cho rằng hình phạt trên là quá nặng, nhất là với những học sinh cuối cấp, thời gian học bước vào giai đoạn “nước rút” để chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng…
Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia và lãnh đạo các trường lại cho rằng quy định này là cần thiết. Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, những giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông lâu nay đã có rất nhiều nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn như “bắt có bỏ đĩa” vì các biện pháp chưa đủ sức răn đe.
Bà Phương Anh nói: "Tôi thấy phụ huynh phản ứng trước quy định này nhưng họ lại không nghĩ tới trách nhiệm rất quan trọng của mình. Ví dụ như việc cấm học sinh phổ thông đi xe máy từ bao nhiêu năm nay sẽ không khó khăn đến thế, nếu phụ huynh chỉ làm động tác đơn giản là không cho con xe máy khi chưa đủ tuổi, hoặc nhắc con đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện".
Bà Phương Anh dẫn chứng thêm, năm ngoái, có trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, nhà trường phải mời gia đình đến rút kinh nghiệm, ký cam kết phối hợp thực hiện… Hôm sau, ông bố chở con đến bằng xe máy nhưng cả hai bố con đều không… đội mũ bảo hiểm!.
“Ngành giáo dục cảm thấy đơn độc lắm khi mà phụ huynh không phối hợp, người dân thì vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho học sinh vi phạm khi lén lút trông giữ xe cho học sinh ở gần trường”, bà Phương Anh chia sẻ.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức có cùng quan điểm: "Sự thờ ơcủa nhiều cha mẹ học sinh và một số cơ quan, đơn vị cạnh trường học là rào cản trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông".
Ông Bình cho hay, trường có gần 2 nghìn học sinh. Trong đó, khoảng 70% học sinh đi xe đạp điện. Số còn lại chưa đầy 30% đi xe đạp hoặc các phương tiện khác. Không biết bao nhiêu lần nhà trường phải làm việc với các đơn vị và tổ chức cạnh trường để phối hợp không cho học sinh gửi xe máy nhưng họ chỉ cam kết được vài hôm rồi thả lỏng.
Để có thế hệ công dân văn minh
Bà Vũ Thị Phương Anh bày tỏ: "Theo quy định, để xử lý học sinh đến mức buộc thôi học tức là học sinh đã có hành vi cố tình vi phạm và không nhận thức được hành vi sai trái của mình. Các trường thường thực hiện rất chặt chẽ từng bước, chứ không phải “rình mò” học sinh vi phạm để xử lý, không ai muốn tước quyền học tập của học sinh cả. Không muốn bị đình chỉ học thì đừng vi phạm".
Theo bà Phương Anh, đầu năm học, đầu mỗi học kỳ, phụ huynh và học sinh đều phải ký cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm quy định an toàn giao thông, nội quy của nhà trường. Học sinh còn được tuyên truyền, giáo dục trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp hàng tuần… Nghĩa là học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin, hiểu và đồng ý chấp hành các quy định ấy. Vi phạm lần 1, chủ yếu các trường chỉ phê bình, nhắc nhở… nhưng nếu vẫn cố tình vi phạm thì mới bị buộc thôi học.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục thành phố Hà Nội chia sẻ: "Tôi nghĩ sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả, thì đưa một hình phạt phải mạnh hơn để đủ sức răn đe, để các em nhìn nhận nghiêm túc về hành vi của mình. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh đến việc nhà trường và gia đình phải phối hợp với nhau và gia đình phải thấy mình thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục, nhắc nhở con mình”.
Lý giải về việc đưa ra quy định này, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD - ĐT Hà Nội cho biết, đây là hình thức kỷ luật đã được quy định rõ trong Điều 42 của “Điều lệ trường THPT” do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành từ năm 2011.
Ông Thống cũng cho rằng, các bậc phụ huynh cần nhìn nhận quy định đưa ra nghiêm khắc, nhưng mục đích là để bảo vệ các em được an toàn tính mạng. Sâu xa hơn là để hình thành nên những thế hệ công dân văn minh, ứng xử có văn hóa, có kỹ năng tham gia giao thông, có ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng nơi mình sống và làm việc.
Ông Thống nói: "Đình chỉ học tập không có nghĩa là đuổi các em ra ngoài đường. Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp vẫn cần phải phối hợp với cha mẹ học sinh theo dõi quản lý, hướng dẫn học sinh rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ôn tập, tiếp thu kiến thức trong những ngày không đến lớp, đặc biệt phải để học sinh nhận thức rõ về những việc làm sai trái của mình".
Theo Thanh niên
Đấu khẩu trong quán nhậu, nam thanh niên bị đâm thấu phổi