Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa rõ xu hướng với chỉ số VN-Index dao động trong biên độ rộng từ đầu năm 2023. Tuy nhiên,ómcổphiếuliênquanđầutưcôngcónhiềucơhộitrongnăred diamonds thống kê cho thấy, hầu hết các mã cổ phiếu đầu tư công thuộc nhóm xây dựng hạ tầng tính từ đầu năm đến nay đều đạt tỷ suất tăng trưởng dương.
Trong năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn, song nhiều doanh nghiệp đầu tư công vẫn báo lãi ròng tăng trưởng. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (mã Ck: CTI) đứng đầu với lãi ròng 106,5 tỷ đồng, tăng mạnh gấp 36,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đó là Công ty cổ phần Tasco (Mã Ck: HUT) với doanh thu đạt 1.079,65 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 138,24 tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần.
Các mã cổ phiếu xây dựng hạ tầng đều có tỷ suất tăng trưởng dương. Ảnh: T.L |
C4G của Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 cũng ghi nhận lãi ròng năm 2022 tăng gấp 2,5 lần, đạt 168 tỷ đồng. Tuy vậy, so với chỉ tiêu đặt ra tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, doanh nghiệp mới hoàn thành hơn 56% mục tiêu lãi sau thuế. Quý IV/2022 cũng ghi nhận lãi ròng của C4G đạt hơn 58 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần cùng kỳ.
Việc tập trung đẩy mạnh đầu tư công kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành như vật liệu xây dựng, xây dựng, bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp và logistics. |
Theo giải trình của C4G, lợi nhuận sau thuế tăng do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2022 tăng 79,47% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận khác cũng tăng 1.590% so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 tăng 456% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Mã Ck: VCG) trong quý IV ghi nhận doanh thu 1.929 tỷ đồng, giảm 10% so với mức doanh thu 2.133 tỷ đồng của quý IV/2021. Tuy vậy, do kết quả tích cực hơn của các quý trước, lũy kế cả năm 2022, VCG đạt mức doanh thu 8.629 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với con số 5.750 tỷ đồng của năm 2021. Năm 2022, lợi nhuận trước thuế và sau thuế ghi nhận lần lượt là 1.132 và 1.049 tỷ đồng; tăng 57% và 102% so với năm 2021.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VnDirect kỳ vọng, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng 20 - 25% so với giải ngân thực tế năm 2022 nhờ nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới.
Đẩy mạnh giải ngân với đầu tư công được xem là điểm nhấn nền kinh tế trong năm 2023 |
Đánh giá từ Agriseco, nhóm xây dựng hạ tầng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp khi các dự án đầu tư công trọng điểm đi vào triển khai. Trong đó, một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như: cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 và 2, sân bay Long Thành được triển khai sẽ giúp các nhà thầu xây dựng (đặc biệt là những nhà thầu có kinh nghiệm thi công dự án).
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rủi ro của ngành tới từ giá nguyên vật liệu có thể tăng trở lại, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở cửa nền kinh tế làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép; thời tiết giai đoạn đầu năm vẫn có khả năng mưa nhiều, ảnh hưởng tới tiến độ thi công chung. Tuy nhiên, rủi ro này có thể được tháo gỡ trong nửa cuối năm khi xác suất thời tiết nắng ráo cao hơn bất động sản dân dụng.
Chia sẻ tại tọa đàm “Điểm sáng đầu tư năm 2023” được tổ chức mới đây, PGS.TS Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh giá việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được xem là điểm nhấn nền kinh tế trong năm 2023. Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư công, với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 140.000 tỷ đồng (tương ứng 25%) so với năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với năm 2021. Như vậy, 2023 sẽ là năm đầy áp lực với giải ngân đầu tư công khi khối lượng vốn cần giải ngân tương đối lớn.
Nhiều cổ phiếu liên quan đến đầu tư công như nhóm ngành vật liệu xây dựng, thi công cơ sở hạ tầng... tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, phần lớn đều đạt tỷ suất tăng trưởng dương. Đây là những công ty đang nắm nhiều lợi thế giành được các gói thầu quy mô lớn.
Theo đánh giá của chuyên gia chứng khoán Đào Phúc Tường, cần nhìn kỹ đầu tư công có nhiều mảng, nếu chỉ nhìn doanh nghiệp trên sàn thì liên quan chủ yếu đến đầu tư hạ tầng đường bộ, năng lượng. Với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đường bộ không kỳ vọng thái quá nhưng có niềm tin rằng kết quả sẽ khởi sắc hơn năm trước.
Về mặt cổ phiếu, một dự án đầu tư công ký hợp đồng phải mất 15 - 24 tháng mới xong, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đi theo chu kỳ như thế. Do đó, lợi nhuận những doanh nghiệp này sẽ ghi nhận cao trong quý đầu, quý kết thúc dự án lại thấp nhất.
Còn theo PGS.TS Phạm Thế Anh, những doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công cần có đánh giá biên lợi nhuận, khả năng thu lời từ các dự án đầu tư công, đây không phải vấn đề thực thi được ngay, mà chỉ làm được khi kết thúc dự án. Do đó chúng ta nên kỳ vọng vừa phải, không nên thái quá về đầu tư công. Mọi việc đang được điều chỉnh, nhưng để lạc quan hẳn sẽ còn gập ghềnh, tuy vậy, hiện chúng ta đang trong xu hướng tốt dần lên.
Theo các chuyên gia, trên thực tế với mỗi hợp đồng liên quan đến dự án đầu tư công thường phải được thực hiện trên dưới 2 năm, có nghĩa phải mất một thời gian đáng kể mới có thể đánh giá được từ lợi nhuận đến giá cả dự án, cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cổ phiếu nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư cũng như khẩu vị rủi ro của mỗi người. |