Để bảo vệ,ạnchếtốiđaxảchấtthảivosngknhrạket qua bong da ma cao khai thác nguồn tài nguyên nước một cách bền vững, bên cạnh các giải pháp thực hiện từ ngành chức năng thì ý thức người dân trong việc hạn chế xả thải vào nguồn nước cũng là vấn đề quan trọng. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Kim Diệu (ảnh), Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, xung quanh vấn đề này.
Thưa bà, xin bà cho biết thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào ?
- Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật đến quý III năm 2020 cho thấy chất lượng nước mặt ở hầu hết các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, bởi một số thông số dao động như: BOD vượt từ 1,0-2,75 lần, COD vượt từ 1,0-2,0 lần, phosphat vượt từ 1,0-2,15 lần; Coliform vượt từ 1,1- 9,2 lần (vượt 9,2 lần tại vị trí ngã tư kênh xáng Nàng Mau, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, đợt tháng 3 và vị trí kênh xáng Xà No, gần UBND xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, đợt tháng 5), sắt vượt từ 1,0-4,47 lần, Amoni vượt từ 1,05-5,92 lần, chất rắn lơ lửng tổng số vượt từ 1,0-7,71 lần, Nitrit vượt từ 1,0-4,41 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột A2.
Chất lượng nước ngầm nhìn chung còn tương đối tốt, hầu hết các vị trí quan trắc ở tầng nước khai thác sử dụng phổ biến có các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm cho thấy chất lượng nước ngầm đang có dấu hiệu ô nhiễm, Amoni vượt từ 1,05 - 9,93 lần so với quy chuẩn cho phép, Amoni vượt 9,93 lần tại vị trí điểm đo khu vực sông gần UBND xã Phú Hữu, huyện Châu Thành.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ở một số tuyến sông trên địa bàn thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng có màu đen và mùi hôi, thưa bà ?
- Để xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước phải xem xét đến nhiều yếu tố như hiện trạng chất lượng môi trường nguồn nước mặt; hiện trạng các nguồn thải dọc các tuyến sông, kênh, rạch khu vực xảy ra ô nhiễm; đặc tính nguồn nước thải chính đổ ra sông, rạch; phạm vi xảy ra ô nhiễm; đặc điểm địa hình, chế độ thủy văn tại khu vực...
Về tình trạng nước ở một số tuyến sông, kênh, rạch tại thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ xảy ra ô nhiễm (có hiện tượng có màu đen và mùi hôi) vào thời điểm từ ngày 12-8 đến ngày 17-8-2020. Qua xác minh, nguyên nhân chính làm nguồn nước mặt tại các sông, kênh, rạch bị ô nhiễm trên diện rộng tại địa bàn thị xã Long Mỹ là do nguồn nước ô nhiễm thoát ra từ ruộng lúa sau thu hoạch vụ Hè thu trên địa bàn của thị xã.
Qua kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm thì bản chất chất lượng nước mặt tại khu vực có các thông số ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD...), chất rắn lơ lửng (TSS) và Coliforms vượt quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt do hàng ngày đều phải tiếp nhận chất thải phát sinh từ sinh hoạt, hoạt động kinh tế - xã hội dọc hai bờ sông, kênh, rạch xả thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào sông, kênh, rạch chưa được xử lý triệt để.
Khi thấy các hiện tượng do ô nhiễm nguồn nước thì người dân cần làm gì, thưa bà ?
- Khi thấy hiện tượng ô nhiễm nguồn nước (hiện tượng bất thường) thì người dân cần thông tin, báo ngay cho chính quyền địa phương như UBND cấp xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, để các cơ quan chuyên môn kịp thời phối hợp kiểm tra, rà soát, xác minh, xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp xử lý phù hợp. Đồng thời, đối với các hộ có sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt để nuôi thủy sản, sinh hoạt nên theo dõi hiện tượng nguồn nước và thực hiện theo thông tin khuyến cáo của chính quyền địa phương để tránh thiệt hại và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Một đoạn nước trên sông đường 1 Tháng 5 nối dài ở thành phố Vị Thanh bị chuyển màu đen hồi tháng 7-2020.
Thưa bà, đâu là biện pháp để bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước bền vững ?
- Để bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước một cách bền vững thì cần phải thực hiện các biện pháp. Trước tiên cần tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các nguồn thải từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh (kể cả quy mô hộ gia đình) nhằm hạn chế tối đa việc xả chất thải trực tiếp vào sông, kênh, rạch gây ô nhiễm nguồn nước; nâng cao ý thức sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hợp lý hơn. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp, đặc biệt ở cấp xã quan tâm nhiều hơn đến công tác giám sát, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đối với ngành tài nguyên và môi trường cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên nước đảm bảo không vượt ngưỡng giới hạn cho phép thông qua hoạt động kiểm kê, cấp phép. Đồng thời, triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn nước như xây dựng hành lang bảo vệ, lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước, xác định khả năng tiếp nhận chất thải của nguồn nước; xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước trên cơ sở đó tổ chức quản lý và bảo vệ nguồn nước chặt chẽ hơn.
Kiểm soát các hoạt động xả chất thải vào nguồn nước thông qua hoạt động cấp phép đảm bảo khả năng tiếp nhận của nguồn nước. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường, về khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Nâng cao năng lực quan trắc môi trường thông qua việc hiện đại hóa các trang thiết bị quan trắc tự động để kịp thời dự báo, cảnh báo vấn đề môi trường liên quan đến chất lượng nguồn nước.
Xin cảm ơn bà !
T.XOÀN thực hiện