Qua các vụ “cò lúa” dỏm bị phạt tù,ếtcủanhữngcladỏsoi cau ngay mai nông dân trồng lúa nên hết sức cảnh giác với các giao dịch lúa gạo lớn; trước khi mua bán, chuyển tiền, cần kiểm tra kỹ thông tin.
Nhóm 5 “cò lúa” dỏm lãnh án về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Sau gần 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh vừa tuyên phạt nhóm 5 cò lúa tham gia vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Vị Thủy với mức án từ 4 đến 13 năm tù.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 6-2021, Nguyễn Văn Út, ngụ phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, do mua bán thua lỗ đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bà Đàm Thị Cuốn là thương lái mua bán lúa tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Tại tòa, bị cáo Út khai nhận, dù không có đặt cọc, bao tiêu mua lúa từ trước với người dân, nhưng Út cùng với Mãi, Dủ, Triều và Chia (đồng phạm) đã cùng bàn bạc thỏa thuận, phân vai, sắp xếp tình huống giả để bà Cuốn tin tưởng và đồng ý ký kết hợp đồng mua bán lúa.
Cụ thể, Triều và Dủ sẽ đóng vai trò là người môi giới địa phương. Khi bà Cuốn đến, cả hai sẽ đưa bà đi xem lúa ở những cánh đồng gần nhà. Đồng thời, nói với bà lúa do Út đưa giống cho Triều và Dủ giao đến bà con nông dân gieo sạ, đã có bao tiêu, đặt cọc mua từ trước nhằm tạo lòng tin.
Ngoài ra, Út còn nhờ Triều khi gặp bà Cuốn thì giới thiệu tên là Tuấn, vì nếu nói tên thật, bà Cuốn sẽ không ký hợp đồng, do tại địa phương Triều không có uy tín với mọi người.
Sau khi sắp xếp, Út gọi điện thông báo cho bà Cuốn đã có lúa bao tiêu với người dân tại Hậu Giang và đặt vấn đề bán lại. Hai bên thống nhất ngày xem lúa để lập hợp đồng mua bán.
Giữa tháng 6-2021, Út đã dẫn bà Cuốn đi xem lúa tại xã Vị Thanh và xã Vị Trung và ký kết hai hợp đồng mua bán lúa, nhưng không thực hiện. Qua đó, “cò lúa” đã chiếm đoạt của bà Cuốn số tiền 405 triệu đồng. Cuối tháng 6-2021, Út còn xác nhận cho Dủ ký hợp đồng mua bán lúa với bà Cuốn tại một quán cà phê trên địa bàn xã Vị Đông để Dủ chiếm đoạt của bà Cuốn số tiền 150 triệu đồng.
Nhận cọc xong bỏ trốn
Trước đó, tháng 8-2022, Tòa án nhân dân huyện Vị Thủy cũng đã tuyên phạt Huỳnh Văn Phòng (sinh năm 1980), cư trú tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, 5 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài.
Cũng với phương thức là cò lúa, từ ngày 20-9 đến ngày 11-10-2020, Phòng đã làm hợp đồng đặt cọc mua bán lúa với ông Trần Văn Đức và anh Nguyễn Thanh Điền là hai thương lái cư trú tại ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy loại lúa “Đài Thơm 8” với giá 5.400 đồng/kg và sẽ giao lúa tại xã Đông Bình, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Vì tin tưởng Phòng, ông Đức và anh Điền đã chuyển trước tiền cọc cho Phòng với số tiền 293 triệu đồng, có làm hợp đồng và giao kèo trong vòng 4 tháng sẽ giao lúa. Tuy nhiên, đến thời gian giao kèo, Phòng không giao lúa cho ông Đức và anh Điền mà chiếm đoạt số tiền đã nhận cọc tiêu xài cá nhân và bỏ trốn lên Bình Dương.
Đó là 2 trong 4 trường hợp thương lái bị “cò lúa” lừa chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương.
Theo trung tá Lê Quốc Hội, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thủ đoạn chung của các đối tượng là lợi dụng lòng tin của bị hại, vì trước đó đã từng làm ăn. Bên cạnh đó, một số thương lái chưa rõ nhân thân của các “cò lúa”; khi đặt cọc xong cũng không kiểm tra địa điểm, hộ dân mình mua lúa.
Hậu Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung là nơi có diện tích trồng lúa lớn; lúa gạo là nguồn thu nhập chính nông dân, qua các vụ việc trên cho mọi người thêm cảnh giác với các giao dịch lúa gạo lớn; trước khi mua bán, chuyển tiền, cần kiểm tra kỹ thông tin,…
Để tránh “cò lúa” lừa gạt chiếm đoạt tài sản, khi mua lúa hay đặt cọc với “cò lúa”, thương lái nên làm hợp đồng và có xác nhận của ngành chức năng, đồng thời biết lai lịch, nhân thân; kiểm tra, xác thực địa phương, người dân mà mình sắp mua lúa. Khi phát hiện những đối tượng có biểu hiện lừa gạt hay bị lừa gạt hãy kịp thời báo ngay với ngành chức năng để có biện pháp xử lý.
Bài, ảnh: Đ.B