Đối tác “ma”
Theđòikèo chấp 1-1.5 là gìo phản ánh của 3 Công ty: Công ty CP đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hải Long Thăng, Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái và Công ty CP xuất nhập khẩu Đức Thịnh, năm 2013, DN mở các tờ khai theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất nhiều xe ô tô mới, tại Cục Hải quan Hải Phòng với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tháng 5-2013, họ nhận được thông báo của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phải tạm dừng tạm nhập tái xuất các lô hàng trên do liên quan đến một vụ án khác cần điều tra (vụ án buôn lậu của Hà Tuấn Dũng (hay còn gọi là Dũng “mặt sắt”-PV).
Đến cuối năm 2015, Cục Hải quan Hải Phòng có quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến các lô hàng này.
Theo lãnh đạo các công ty này, việc ngừng thông quan không rõ lý do, không biết cơ quan nào đứng ra xử lý, khiến hoạt động thương mại gặp khó khăn, các đối tác nước ngoài phạt, mất uy tín và đứng trước nguy cơ phá sản?
Vậy thực sự bản chất của vụ việc này nếu trên thế nào? Vì sao cơ quan Hải quan phải quyết định tạm giữ số ô tô trên? Và DN có thực sự không biết lý do mà cơ quan Hải quan tạm giữ…?
Theo tài liệu của chúng tôi có được, số xe nêu trên được các DN làm thủ tục hải quan theo hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất (với đối tác Trung Quốc). Năm 2013, sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) triệt phá đường dây buôn lậu tại biên giới Quảng Ninh của Dũng “mặt sắt”, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tiếp tục phối hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) xác minh 26 ô tô của 3 DN nêu trên được mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I và khu vực III để tái xuất qua cửa khẩu Hoành Mô, Vạn Gia, Móng Cái (Quang Ninh).
Tháng 2-2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) có Công văn 442/C45(ĐB-113) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xử lý 25 ô tô của 3 DN trên theo thẩm quyền (một chiếc xe hiệu Mercedes Benz S500 đã qua sử dụng do Công ty Trường Giang Móng Cái làm thủ tục đã được bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý theo quy định).
Sau khi có đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Hải quan Trung Quốc và Hải quan Hồng Kông xác minh đối với mua, bán 25 chiếc xe của 3 DN nêu trên.
Theo thông tin xác minh của Hải quan Trung Quốc và Hải quan Hồng Kông, đối tác mua bán phía Trung Quốc được Công ty CP đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hải Long Thăng, Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái và Công ty CP xuất nhập khẩu Đức Thịnh khai báo khi làm thủ tục tại Hải quan Hải Phòng thực tế không tồn tại, không có hồ sơ đăng ký tại chính quyền sở tại (phía Trung Quốc và Hồng Kông).
Theo khai nhận của đại diện Công ty CP đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hải Long Thăng, Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái và Công ty CP xuất nhập khẩu Đức Thịnh các nhân người Trung Quốc sang ký hợp đồng mua, bán với các DN đều sang Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Khi ký kết hợp đồng chỉ có con dấu, không có hộ chiếu, giấy thông hành hay bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào khác (?!)
Những chiếc xe vô chủ?
Quá trình làm việc với cơ quan Hải quan, cả 3 DN Việt Nam nêu trên đều khẳng định không phải là chủ của số xe ô tô trên. Các DN chỉ đứng ra làm dịch vụ tạm nhập tái xuất.
Căn cứ kết quả điều tra, xác minh, quy định của pháp luật về kinh doanh tạm nhập tái xuất và các quy định của pháp luật liên quan, Hải quan Hải Phòng đã quyết định tạm giữ 25 xe ô tô kể trên để phục vụ việc điều tra, xác minh.
Sau khi tạm giữ hàng hóa, Hải quan Hải Phòng đã gửi giấy mời đề nghị chủ sở hữu 25 ô tô nêu trên đến Hải quan Hải Phòng phối hợp, xử lý vụ việc nhưng không có cá nhân, tổ chức nào (là chủ sở hữu) đến làm việc với cơ quan Hải quan.
Quá thời hạn tạm giữ, Hải quan Hải Phòng tiếp tục thông báo rộng rãi trên Báo Hải Phòng liên tiếp trong 3 số (phát hành ngày 3, 4 và 5-1-2016). Nhưng đến ngày 27-4, quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan đăng thông tin thông báo trên Báo Hải Phòng, chủ hàng cũng không xuất hiện để nhận các lô hàng ô tô nêu trên.
Căn cứ vào kết quả điều tra, Hải quan Hải Phòng nhận định, các cá nhân Trung Quốc sang ký kết các hợp đồng thương mại với 3 DN Việt Nam, có hành vi hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với DN Việt Nam, các DN đều khẳng định không phải chủ hàng, không biết và không liên hệ được với chủ hàng phía Trung Quốc. Mặt khác chủ hàng (người Trung Quốc) chưa sang làm việc với Hải quan Hải Phòng nên chưa có cơ sở xác định các DN này có thông đồng thực hiện hành vi vi phạm hay không.
Do vậy việc các DN Việt Nam đề nghị cơ quan Hải quan trả hàng để tái xuất cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng đã ký là không có cơ sở.