【bảng xếp hạng mexico liga】Thu hút FDI: Cần sự đồng lòng vì thịnh vượng quốc gia
Sáng 4/9,útFDICầnsựđồnglòngvìthịnhvượngquốbảng xếp hạng mexico liga Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc tọa đàm "Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá", với khách mời là lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và chuyên gia kinh tế.
Tránh rơi vào "điểm chết" của quá trình ra quyết định
Sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tích cực và hiệu quả.
Tại cuộc tọa đàm, các khách mời đã phân tích, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của chúng ta trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, bên cạnh những lợi thế, thực tế là có tình trạng chính sách, chủ trương chung thì rất tốt, chào đón các nhà đầu tư, nhưng việc triển khai ở nhiều nơi lại không nhất quán.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, điều này có nguyên nhân từ việc nhiều luật, chính sách khi xây dựng có cách tiếp cận theo hướng chú trọng quản lý hơn là góc độ thị trường. Theo đó, để triển khai các luật cần nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn, lại từ các cơ quan khác nhau. Điều này dẫn đến việc thực hiện bị "chồng chéo, khó nhất quán, đúng chỗ này, sai chỗ khác". Tất nhiên, đây là vấn đề không thể khắc phục một sớm một chiều, mà phải qua quá trình lâu dài, với sự thay đổi trong tư duy.
Trước mắt, TS. Nguyễn Đình Cung đề xuất, để khắc phục cần phải tập trung giải quyết theo hướng có lợi cho nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài. Muốn vậy, lãnh đạo địa phương phải vào cuộc trực tiếp để giải quyết vấn đề. Ở trung ương, người đứng đầu bộ, ngành phải "xắn tay vào", nếu vướng về thẩm quyền phải báo cáo ngay để tìm cách tháo gỡ, theo hướng vừa từ dưới lên, vừa từ trên xuống.
"Điều này có thể giải quyết được trong bối cảnh hiện nay nếu tất cả đều đồng lòng vì thịnh vượng của quốc gia. Nếu vì thế mà vi phạm cái này cái kia, theo tôi có thể bỏ qua, phải ưu tiên mục tiêu cao. Nếu cứ sợ vướng quy định chỗ này chỗ kia thì sẽ rơi vào "điểm chết" của quá trình ra quyết định, không giải quyết được" - ông Nguyễn Đình Cung nhận định.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đây chính là vấn đề liên quan đến trụ cột thứ nhất trong thu hút đầu tư là cải cách thể chế. Những năm gần đây, chúng ta đã tập trung nhiều vào cải cách hành chính và đã đi đúng hướng, còn cải cách thể chế chưa thực sự sâu. Đây là vấn đề đã được các cấp đánh giá và có lộ trình cụ thể cho thời gian tới.
Loay hoay bài toán nâng tầm doanh nghiệp Việt
Một điểm yếu nữa trong việc nắm bắt cơ hội thu hút đầu tư mới là lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ và yếu. Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đa số vừa và nhỏ, tầm nhìn ngắn hạn, ít có tính toán đường dài. Doanh nghiệp Việt Nam cũng yếu ở khâu liên kết, một yêu cầu quan trọng nếu muốn làm ăn với nước ngoài.
Mặt khác, chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu giải quyết được những điểm yếu cơ bản này thì mới "chớp được thời cơ tới để phát triển".
Cho rằng trong khi Việt Nam đã hội nhập khá sâu và rộng với các FTA (hiệp định thương mại) thế hệ mới, có ưu thế vượt trội so với nhiều nước Đông Nam Á, thì các doanh nghiệp lại chưa tận dụng được cơ hội này. Đại diện Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp Việt cần nâng cao về trình độ, mở rộng liên kết, có tầm nhìn dài hạn; trong đó, tập trung vấn đề quan trọng đầu tiên là xây dựng nguồn nhân lực cốt lõi.
Liên quan đến nâng tầm doanh nghiệp Việt, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cũng cho biết đây là vấn đề chúng ta đang loay hoay kiểu "quả trứng - con gà".
Ông Hoàng đề xuất cụ thể doanh nghiệp có thể hướng tới nâng cấp theo 3 cách. Một là chính doanh nghiệp phải nâng cấp mình, nâng cấp đối tác và Nhà nước có chính sách hỗ trợ. Hai là doanh nghiệp có thể mua lại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam với công nghệ có sẵn và theo đó tham gia chuỗi giá trị. Cách thứ ba là doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, mua lại các công ty đã tham gia chuỗi, học hỏi họ, làm chủ công nghệ và quay về Việt Nam để làm sản phẩm "Made by Vietnam".
Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có tiêu chí hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia được vào các chuỗi giá trị./.
Dương An