【xem kết quả cúp liên đoàn anh】Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Cần chuyên nghiệp hóa bộ máy quản lý

te

Temasek là một tập đoàn kinh doanh vốn đầu tư nhà nước nổi tiếng ở Singapore.

Trong đó,ốnNhànướctạidoanhnghiệpCầnchuyênnghiệphóabộmáyquảnlýxem kết quả cúp liên đoàn anh chuyên nghiệp hóa bộ máy quản lý, giám sát vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên và là thông lệ quốc tế tốt.

Mô hình Ủy ban: Bài học từ SASAC

Từ yêu cầu của thực tiễn, thể chế hóa chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mới đây Chính phủ đã yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế, đề án hiện đưa ra hai phương án chính là thành lập cơ quan chuyên trách theo mô hình một cơ quan quản lý nhà nước hoặc mô hình DN.

Đây là hai mô hình được lựa chọn nhiều nhất trong thông lệ quốc tế và đều có những ưu, nhược điểm riêng mà mỗi nước phải lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình.

Mô hình cơ quan ngang bộ là mô hình được lựa chọn ở một số nước như Indonesia, Bỉ, Chile… và tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Năm 2003, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Quản lý giám sát tài sản nhà nước (SASAC), trực thuộc Chính phủ. Theo đó, toàn bộ trách nhiệm quản lý tài sản của Nhà nước trước đây thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính được chuyển cho SASAC.

Về mặt lý thuyết, mô hình cơ quan ngang bộ có một số ưu điểm như hệ thống giám sát và quản lý tài sản nhà nước được quy về một mối, tương đối độc lập giúp Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu; thúc đẩy cải cách DNNN, giám sát quản lý trực tiếp việc bảo toàn và tăng vốn nhà nước trong DN; có thể tách bạch quyền sở hữu và quyền kinh doanh, cơ chế “chia nhau đại diện” thay cho “phân cấp quản lý”, cơ quan quản lý, giám sát thay mặt cho Chính phủ để thi hành chức trách của người xuất vốn, phụ trách giám sát quản lý tài sản Nhà nước của DN….

Tuy nhiên, thực tế hoạt động của SASAC đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Do là một cơ quan hành chính quản lý DN, mô hình vận hành của SASAC không tuân theo cơ chế thị trường nên dẫn đến nhiều hạn chế về hiệu quả quản trị DN. SASAC không có báo cáo tài chính riêng và không công khai minh bạch thông tin hoạt động như mô hình các DN nên không có tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức này. SASAC thiếu tự chủ trong lựa chọn người lãnh đạo đứng đầu các DNNN và chế độ đãi ngộ, dẫn đến hạn chế trong bộ máy nhân sự quản lý.

Trong mô hình hoạt động, SASAC có xu hướng bảo hộ cho các DNNN duy trì sức mạnh độc quyền và ngày càng mở rộng hơn để gia tăng tầm ảnh hưởng. Với sự tồn tại của SASAC, các DNNN độc quyền sẽ vẫn chậm thay đổi khi mà họ vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi và như vậy các DNNN và các DN khối tư nhân sẽ không thể cạnh tranh bình đẳng.

Thậm chí, các DNNN dưới sự quản lý của SASAC còn được cho là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng dư thừa sản lượng nghiêm trọng. Kể từ sau khi thành lập SASAC (năm 2003) đến năm 2011, tỷ lệ phân bổ tài sản của DNNN vào các ngành chiến lược đã giảm từ 56% xuống còn 51%, trong khi đó tỷ lệ đầu tư tài sản vào các ngành nghề không chiến lược lại tăng lên từ 44% lên 49%.

Ngoài ra, trong bối cảnh Trung Quốc đang chủ trương cải cách mô hình quản lý DNNN theo hướng thành lập các Công ty quản lý, vận doanh vốn nhà nước (mô hình tập đoàn) thì mô hình cũ lại trở thành lực cản cho tiến trình cải cách này.

Mô hình công ty: Phân tách DN theo mục tiêu lợi nhuận và công ích

Khác với Trung Quốc, nhiều quốc gia đã thiết lập mô hình theo cấu trúc công ty để giám sát và quản lý DNNN của họ. Các đơn vị này có tư cách pháp nhân và bộ máy điều hành, quản lý riêng biệt chịu trách nhiệm về việc ra quyết định đầu tư, thoái vốn và kinh doanh.

Mô hình các công ty đầu tư không chỉ dừng lại ở quản lý về tài sản nhằm bảo toàn vốn nhà nước mà còn được định hướng trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia, đầu tư vào nhiều lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận. Các tập đoàn tiêu biểu cho mô hình này là Temasek (Singapore), Solidium Oy (Phần Lan), Khazanah (Malaysia)… hoặc dưới dạng các quỹ đầu tư như Quỹ đầu tư công (Arab Saudi), Tổng công ty đầu tư (Dubai)…

Trong đó, Temasek (Singapore) là ví dụ điển hình cho sự thành công và tính hiệu quả của mô hình công ty đầu tư. Temasek được các tổ chức đánh giá uy tín như Standard&Poor’s và Moody đánh giá đạt mức tín nhiệm AAA và Aaa. Tổng giá trị danh mục đầu tư của Temasek tính đến 31/3/2016 là 242 tỷ SGD, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận cổ đông của Temasek đạt trung bình 15%/năm kể từ khi thành lập.

Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức DN. Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nước đầu tư vốn, Temasek hoạt động như một tập đoàn tư nhân và được khẳng định là một nhà đầu tư chủ động, tích cực và có xu hướng mở rộng. Các quyết định đầu tư của Temasek hoàn toàn dựa trên tính hiệu quả về kinh tế và thương mại. Chiến lược quản lý danh mục của Temasek mang tính linh hoạt cao, không có sự phân biệt giữa dài hạn hay ngắn hạn, có thể đầu tư hoặc thoái vốn vào bất cứ thời điểm nào thích hợp.

Xét về ưu điểm, mô hình công ty đã tách bạch rõ chức năng đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành. Đồng thời làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thực hiện đầu tư, kinh doanh vốn, tăng cường tính chủ động của DN trong hoạt động đầu tư. Khả năng xung đột về lợi ích giữa các cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu được giảm thiểu; năng lực của DNNN, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình được tăng cường…

Song để có được thành quả như hôm nay, Temasek cũng trải qua nhiều bài học đắt giá. Đơn cử như vụ bà Ho Chinh, Tổng giám đốc Temasek, Phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long từng bị cáo buộc lạm quyền, bán mất 34% vốn của Temasek và bị đình chỉ chức vụ 1 năm.

Từ kinh nghiệm của Temasek, có thể thấy để áp dụng mô hình đòi hỏi có sự phân tách rõ ràng các loại hình DNNN, một số DN vừa theo đuổi mục tiêu lợi nhuận vừa làm nhiệm vụ công ích cần được tái cấu trúc và phân tách trước khi áp dụng. Việc này vừa là cần thiết để đảm bảo thống nhất trong mục tiêu hoạt động, vừa để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN. Cũng do tính phức tạp và đặc thù của DNNN, mô hình khó được áp dụng một cách đơn thuần khi có số lượng, và tỷ trọng về vốn của DNNN trong nền kinh tế là tương đối lớn. Các nước thường phân tách các loại hình DNNN khác nhau và đưa vào các mô hình quản lý khác nhau, tồn tại song song. Các DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích, liên quan đến quốc phòng, an ninh thường do cơ quan quản lý nhà nước quản lý.

Ở nước ta, giá trị vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Việc sử dụng có hiệu quả lượng vốn và tài sản quan trọng này không chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, mà còn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Việc tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới về vấn đề này, hình thành bộ máy chuyên nghiệp để quản lý vốn nhà nước tại DN là cần thiết để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cơ chế quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh./.

Đưa nội dung thành lập cơ quan đại diện vốn Nhà nước vào Đề án tái cơ cấu DNNN

Ngày 24/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục bám sát Đề án cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN dự kiến trình Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý hoàn thiện Đề án cần bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ về thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn tại DNNN và DN có vốn nhà nước.

H.Y