【kq bong da vn】Chứng khoán tuần: Cơ hội mua mang tên MSCI?

chứng khoán tuầnPhản ứng tiêu cực không đáng có

Sự kiện có lẽ sẽ được ghi nhớ nhiều trong năm nay đối với thị trường chứng khoán chính là cơ hội để thị trường Việt Nam được nâng hạng lên nhóm mới nổi. Câu chuyện nâng hạng đã rục rịch từ lâu,ứngkhoántuầnCơhộimuamangtêkq bong da vn nhưng kể từ khi Pakistan được “lên hạng” và xuất hiện các báo cáo đề cập đến “miếng bánh” tỷ USD nếu Việt Nam được nâng hạng, nên sự chờ đợi mới thấp thỏm đến như vậy.

Cũng chính vì sự kỳ vọng lớn một cách vô lý nên sự kiện ngày 21/6 khi MSCI không đưa Việt Nam vào danh sách thị trường theo dõi nâng hạng, một bộ phận nhà đầu tư đã phản ứng tiêu cực không đáng có.

Ngày 21/6 vừa qua là một phiên biến động mạnh rất ít thấy của thị trường. VN-Index đang trong đà tăng rất tốt của tháng 6, đột nhiên giật cục với mức dao động lên tới 1,18% chỉ trong một ngày của chỉ số này. Dĩ nhiên mức biến động này còn xa mới bằng được những cú xóc nảy ngày Brexit 24/6 (VN-Index biến động 5,7%) hay bầu cử Mỹ 9/11 (VN-Index biến động 2,88%), nhưng ở bối cảnh thị trường bình thường thì dao động nói trên đã khá lớn.

Thị trường biến động mạnh như vậy là có lý do, khi chắc chắn đã có các nhà đầu cơ tranh thủ mua vào chờ sự kiện MSCI đưa Việt Nam lọt vào danh sách nâng hạng. Khi chiến lược đầu cơ đó bị phá sản, họ đã thoát khỏi thị trường. Ngoài ra phải kể đến rất nhiều nhà đầu tư khác đã có lợi nhuận khá lớn suốt thời gian qua và trước biến động bất ngờ, họ cũng chốt lãi đồng loạt.

Những cú sốc từ bên ngoài luôn là yếu tố thất thường mà không phải nhà đầu tư nào cũng xét đoán một cách hợp lý. Lấy ví dụ với sự kiện MSCI nâng hạng thị trường, câu chuyện nằm ở chỗ tại sao phải bán tháo nếu như tên thị trường Việt Nam không nằm trong danh sách theo dõi lên hạng? Rõ ràng là nếu Việt Nam được nâng hạng thì rất tốt, nhưng nếu chưa được theo dõi nâng hạng cũng chẳng khiến mọi thứ khác đi so với ngày hôm qua.

Nếu vậy tại sao một lý do để mua cổ phiếu ngày hôm qua lại biến mất chỉ vì một lý do không rõ ràng như vậy? Ở đây có yếu tố thời điểm và yếu tố dài hạn. Việc MSCI đưa hay không đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng chỉ là thời điểm, trong khi xu thế tăng của thị trường lại không phải do Việt Nam có được nâng hạng hay không và đã diễn ra cả năm nay. Phản ứng với một thông tin tại một thời điểm chỉ phù hợp với các giao dịch ngắn hạn.

Điều này cũng có thể thấy rất rõ ở các cổ phiếu ngân hàng cùng vào ngày 21/6 khi sự kiện Nghị quyết xử lý nợ xấu được thông qua. Đối với riêng các cổ phiếu ngân hàng, đây là sự kiện mang tính thay đổi cơ bản ngành và theo hướng tích cực. Vậy nhưng nhà đầu tư vẫn quyết định bán ra và các mã ngân hàng sụt giảm rất lớn tuần qua.

Diễn biến Nghị quyết nợ xấu ngược với diễn biến sự kiện MSCI: Với một tin không xấu mang tên MSCI thì nhà đầu tư bán đổ bán tháo, trong khi đối với một tin tốt mang tên Nghị quyết nợ xấu thì nhà đầu tư cũng bán đổ bán tháo. Thực ra cả hai chỉ là phản ứng mang tính thời điểm: MSCI là lý do để nhà đầu tư dễ chốt lời hơn và Nghị quyết nợ xấu cũng là cái cớ để những người đầu cơ cổ phiếu ngân hàng trong tháng 5-6 chốt lời. Họ chốt lời không phải vì điều gì xấu, mà là vì họ không có tầm nhìn đến vài ba năm, khi Nghị quyết xử lý nợ xấu đem lại hiệu quả thực sự.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/6

Giá đóng cửa ngày 16/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/6

Giá đóng cửa ngày 16/6

Mức tăng (%)

VNA

1.3

2

-35

DAT

38.8

28.35

36.86

VOS

2.21

2.74

-19.34

CCL

5

3.73

34.05

STG

24.2

28.1

-13.88

ATG

3.2

2.4

33.33

NBB

16.73

19.4

-13.73

DTA

8.1

6.25

29.6

EMC

17.6

20.4

-13.73

QCG

29.3

23.4

25.21

COM

69.5

80.2

-13.34

PNC

18.4

14.75

24.75

BTT

39.4

45.3

-13.02

BHS

24.9

20.6

20.87

ROS

86

97

-11.34

C47

19.25

16.4

17.38

DHM

8.75

9.73

-10.07

PAC

57.4

49.35

16.31

CMT

11.3

12.4

-8.87

CMG

18.4

15.9

15.72

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/6

Giá đóng cửa ngày 16/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/6

Giá đóng cửa ngày 16/6

Mức tăng (%)

CCM

20.2

25.8

-21.71

PDC

7.9

5

58

BKC

6.6

8.2

-19.51

CTP

23.8

16.2

46.91

ATS

16.5

20

-17.5

SHC

2.4

1.7

41.18

TPP

18

21

-14.29

VAT

7.7

5.5

40

PXA

1.3

1.5

-13.33

SDE

1.8

1.4

28.57

PVR

3.4

3.9

-12.82

SIC

11

8.6

27.91

VC9

8.8

10

-12

PCG

9

7.5

20

DC2

7.5

8.5

-11.76

STC

34

28.4

19.72

S74

7

7.9

-11.39

DPS

3.1

2.6

19.23

DGL

31.2

35.2

-11.36

SAF

59.4

50

18.8

Thị trường vẫn vững

Tất cả những cú sốc ngắn hạn nói trên chỉ là hiện tượng chao đảo thường thấy của thị trường. Như đã nói, xu thế tăng của thị trường không xuất phát từ câu chuyện chờ đợi MSCI nâng hạng hay chờ Nghị quyết xử lý nợ xấu ra đời, vì xu thế tăng đã được khởi động từ tháng 1/2016, khi chẳng hai quan tâm đến 2 vấn đề trên.

Thị trường tăng trưởng trên cơ sở vững chắc hơn nhiều những yếu tố mang tính sự kiện. Chính vì thế mà xu hướng mới có thể kéo dài hơn 1 năm nay. Những biến động mang tính sự kiện chỉ có thể tác động trong ngắn hạn, mà tiêu biểu là tuần qua, thị trường chững đà tăng lại chỉ còn 1% trên VN-Index trong khi hai tuần trước đó đều tăng trên 1,5%.

Không thể “phán” các hành động trên thị trường là sai lầm hay không. Nhà đầu cơ bán đi cổ phiếu ngân hàng khi xuất hiện thông tin hỗ trợ sẽ là đúng nếu như mục đích ban đầu của họ là đầu cơ. Nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn vài ba năm lại cho rằng đây là thời khắc đánh dấu sự thay đổi về cơ bản của ngành ngân hàng và họ sẽ mua vào.

Như vậy các cú sốc ngắn hạn trong xu hướng tăng bản chất là sự thay đổi trong tầm nhìn của nhà đầu tư. Người hài lòng với lợi nhuận sẽ thoát khỏi thị trường trong khi người đầu tư dài hạn sẽ vẫn mua vào. Nếu không có sự trái ngược trong quan điểm này thì sẽ không bao giờ có được quy mô giao dịch trung bình gần 5.300 tỷ đồng/ngày trong tuần qua. Nếu ai cũng sợ MSCI, sợ nợ xấu thì sẽ chẳng có người nào bỏ từng đó tiền để mua vào.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

12.6.2017

3,736.7

286.7

252.9

13.6.2017

4,004.9

340.8

262.7

14.6.2017

4,025.1

476.4

205.8

15.6.2017

3,748.7

449.9

200.2

16.6.2017

5,009.2

1430.4

1639.2

19.6.2017

4,557.1

461.3

366.8

20.6.2017

4,468.2

359.6

301.3

21.6.2017

4,665.8

335.8

322.9

22.6.2017

4,368.1

194.0

176.2

23.6.2017

4,453.2

256.2

134.7

Trọng Nghĩa