Đó là nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phòng ngừa,ônlậutrêntuyếnđườngthủycònphứctạsoi kèo man city vs tottenham đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến đường thủy” do Tổng cục Hải quan phối hợp với Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức vào sáng nay 15/9, tại Hà Nội.
Tham dự Hội thảo có Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn; Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân Nguyễn Xuân Yêm; cùng đại điện lãnh đạo các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố có địa bàn kiểm soát trên tuyến đường thủy…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thể giới có mạng lưới giao thông đường thủy dày đặc, với 3.551 con sông, kênh, rạch chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với chiều dài 80.577 km, trong đó có khoảng 42.000 km đường sông, kênh có khả năng khai thác vận tải, với chiều dài đường biển hơn 3.260km. Hệ thống sông, kênh rạch chảy qua hầu hết các tình, thành phố, các trung tâm kinh tế… tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy dày đặc như mạng lưới sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Chình vì vậy, tình hình buôn lậu trên tuyến đường thủy có chiều hướng gia tăng, diễn biễn phức tạp cả về số vụ việc, trị giá hàng hóa, thành phần đối tượng tham gia.
Thời gian qua, công tác đấu tranh, chống tội phạm buôn lậu trên tuyến đường thủy nội địa là nhiệm vụ của nhiều lực lượng như: Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát biển, Cảnh sát đường thủy… Với chức năng quyền hạn, nhiệm vụ được giao, cơ quan chức năng đã tiến hành đồng bộ các biện pháp theo quy định của pháp luật và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua công tác đấu tranh, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, chống buôn lậu nên hoạt động buôn lậu vẫn còn phức tạp. Trước tình hình trên, đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy, góp phần ổn định, phát triển kinh tế.
Tại Hội thảo đã có 7 tham luận đến từ các đơn vị: Cục Điều tra chống buôn lậu, các Cục Hải quan: Đồng Tháp, Quảng Trị và Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu, Bộ đội biên phòng. |
Với tinh thần đó, tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các lực lượng tập trung thảo luận, làm rõ vấn đề hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, đánh giá thực trạng quan hệ phối hợp, phân công bố trí lực lượng giữa lực lượng Cảnh sát đường thủy, Hải quan và các lực lượng khác trong phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến đường thủy. Đồng thời, các lực lượng cần phân tích những khó khăn, bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm buôn lậu trên tuyến đường thủy trên phạm vi cả nước.
Tại Hội thảo, các lực lượng cũng thông báo kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Từ đầu năm 2017 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng chức năng đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến đường thủy. Các lực lượng cũng xác định phải dựa vào dân, coi ngư dân là “tai mắt”, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các thuyền trưởng, chủ phương tiện… tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, chủ động tổ giác, thông báo về những trường hợp bất thường, có dấu hiệu khả nghi.
Tham luận tại Hội thảo, các lực lượng đề xuất, song song với đẩy mạnh công tác tuyên tuyền giáo dục, các lực lượng cần tham mưu cho chính quyền địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân; lực lượng chuyên trách chống buôn lậu cần tập trung chỉ đạo các lực lượng làm tốt công tác điều tra cơ bản. Bên cạnh đó, các lực lượng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, gắn với từng hoạt động nhiệm vụ từng lực lượng; nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp. Đồng thời, xử lý nghiêm cán bộ bao che, bảo kê cho các hoạt động buôn lậu; khen thưởng cho các tập thể có thành tích cao, động viên kịp thời, động viên khích lệ các lực lượng.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân Nguyễn Xuân Yêm cho rằng, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, trong thời gian tới, các lực lượng cần có các giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài, trong đó, bổ sung, kiện toàn quy định pháp luật phục vụ phòng ngừa tội phạm buôn lậu trên tuyến đường thủy; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành một cách toàn diện, đa dạng, chặt chẽ.
Hơn nữa, tăng cường công tác nắm tình hình để kịp thời trao đổi thông tin về tình hình có liên quan để phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu trên đường thủy; xây dựng lực lượng Hải quan, Công an đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn; trang bị thiết bị, cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.
Từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn cả nước phát hiện xử lý 88.564 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm (tương đương với 93,71% so với cùng kỳ năm 2016), thu nộp vào ngân sách Nhà nước 7.950 tỷ đồng (tăng 40,44% so với cùng kỳ năm 2016); khởi tổ 1.189 vụ. Trong đó, lực lượng Hải quan phát hiện, xử lý 11.249 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách 1,069 tỷ đồng; khởi tố 20 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 38 vụ. Lực lượng Công an phát hiện, xử lý 5.801 vụ; thu nộp ngân sách Nhà nước 237,5 tỷ đồng; khởi tố 423 vụ/552 đối tượng. |