【bd tl tt】Quốc hội thảo luận Luật Lưu trữ (sửa đổi)
Phát biểu điều hành phiên thảo luận,ốchộithảoluậnLuậtLưutrữsửađổbd tl tt Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật.
Quốc hội trong phiên họp sáng nay 24/5. |
Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp này đã được Chính phủ có văn bản hoàn toàn nhất trí với những nội dung đã tiếp thu tối đa và giải trình cụ thể thể hiện trong báo cáo đầy đủ.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều đánh giá cao báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 lần này.
Tại dự thảo luật quy định bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ.
Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến về hoạt động dịch vụ lưu trữ; chứng chỉ hành nghề lưu trữ; tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư...
Thay mặt cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận để các cơ quan tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn chỉnh dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ đối với 2 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tối đa 5 năm Về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý quy định về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tối đa là 5 năm, nhưng tính từ năm tài liệu được nộp vào lưu trữ hiện hành và áp dụng thống nhất cho cả tài liệu giấy và tài liệu số. Việc rút ngắn thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; đồng thời, hạn chế tình trạng thất thoát tài liệu lưu trữ vĩnh viễn và giúp bảo quản tài liệu lưu trữ tốt hơn. |