【bong đa lưu】Sản phụ đau đẻ chết do 8 bệnh viện từ chối vì nghi nhiễm Covid
Trong những ngày qua,ảnphụđauđẻchếtdobệnhviệntừchốivìnghinhiễbong đa lưu anh Bijendra Singh luôn bị ám ảnh bởi những lời nói của vợ “Tại sao anh không kiếm được người chữa cho em?”, “Tại sao anh không cứu em, cứu con của chúng ta?”.
6h sáng 5/6, chị Neelam, đang mang bầu 8 tháng, bắt đầu thấy đau thắt lưng và khó thở. Đoán con sẽ chào đời sớm hơn dự kiến, anh Singh đưa vợ lên chiếc xe ba bánh của em trai để vào bệnh viện ở thành phố Noida (Ấn Độ).
Khi ra khỏi nhà, hai vợ chồng hôn tạm biệt con trai 5 tuổi và hứa sẽ trở về nhà với món quà sinh nhật mà cậu bé đã yêu cầu: một cô em gái.
Ấn Độ đã nới lỏng phong tỏa dù tình hình dịch bệnh vẫn đáng lo. Ảnh minh họa: Nhcoa
Tuy nhiên, do Neelam có triệu chứng của Covid-19 (khó thở), 8 bệnh viện từ chối tiếp nhận cô. 15 tiếng lang thang ngoài đường tìm một nơi đỡ đẻ không thành đã dẫn tới cái chết của sản phụ 30 tuổi này.
Anh Singh là công nhân làm trong nhà máy ở Ghaziabad. Đầu tiên, anh đưa vợ tới bệnh viện công ở thành phố lân cận Noida. Nhưng bác sĩ nói không thể nhận thêm bệnh nhân.
Tại bệnh viện khác gần đó, lái xe cấp cứu từ chối lại gần Neelam vì nghi cô bị Covid-19. Khi họ đến bệnh viện tư Shivalik, bác sĩ nói rằng ở đó không có máy thở, không còn giường.
Ở bệnh viện thứ 4, người chồng cầu xin còn người vợ hét lên: “Tôi cần oxy, cần thuốc giảm đau, hãy giúp tôi”. Nhưng các bác sĩ vẫn nói: “Chúng tôi không thể chữa cho cô ấy, nếu ở đây, cô ấy sẽ chết”.
Khi bị từ chối ở Bệnh viện Gims, điểm đến thứ 7, Singh gọi cho cảnh sát. Nhưng hai nhân viên an ninh cũng không thể kiếm được giường cho Neelam.
Họ tiếp tục lái 48 km để tới Bệnh viện Max, các bác sĩ chỉ cho Singh các phòng đã chật kín bệnh nhân. Bởi vậy, họ phải lái xe về Bệnh viện Gims. Nhưng khi tới nơi, người vợ đã qua đời.
Tác động của Covid-19 lên Ấn Độ, đất nước chỉ dành 1% GDP cho ngành y tế, đang ngày càng hiển hiện. Nhà xác ở Bệnh viện LNJP (Delhi) có sức chứa 45 thi thể, tuần trước đã phải tiếp nhận 180 ca. Nhà hỏa táng lớn nhất ở New Delhi, Nigambodh Ghat, xây thêm dàn thiêu vì những lò hiện có không đáp ứng kịp. Trong 2 tháng qua, nơi này đã tổ chức 500 lễ tang cho bệnh nhân Covid-19.
Ngày 8/6, Ấn Độ bắt đầu nới lỏng phong tỏa khi mở cửa các địa điểm thờ cúng và khu mua sắm sau 2 tháng. Tuy nhiên, số lượng ca mắc mới ở đất nước này vẫn rất cao (10.000 ca mỗi ngày), tổng cộng có khoảng 300.000 người nhiễm nCoV.
Đất nước hơn 1,3 tỷ dân mới thực hiện khoảng 5 triệu ca xét nghiệm. Một số nhà phân tích cho rằng tỷ lệ tử vong thấp ở Ấn Độ là do 65% dân số nước này ở dưới tuổi 35.
Các thành phố lớn nhất của Ấn Độ như Delhi, Mumbai, Chennai không chỉ hết giường mà còn cạn nguồn y bác sĩ. Các bệnh viện tư thu phí 1.000 USD một đêm với những người có dấu hiệu Covid-19 - khoản tiền quá lớn với tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ.
“Ngay từ đầu đại dịch, chính phủ đã đánh giá thấp virus này. Chúng ta có hai tháng phong tỏa nhưng tất cả thời gian đó đã bị lãng phí. Chúng tôi không thấy có sự đầu tư nào trong y tế - cách duy nhất để kiểm soát mọi chuyện”, bác sĩ Harjit Singh Bhatti, BV Manipal, cho hay.
Vị bác sĩ đang chữa trị bệnh nhân Covid-19 nói thêm: “Tôi thấy số lượng người ốm tăng lên mỗi ngày trong khi bệnh viện không thể tiếp nhận thêm nữa và nhiều người đã chết ngoài cổng. Các nhân viên y tế cũng bị nhiễm bệnh và hệ thống y tế ở Delhy đang kiệt quệ. Nếu các bước đi mạnh mẽ không được thực hiện, tôi e rằng hệ thống này sẽ sụp đổ trong vài tuần”.
Cư dân ở các phố nhà giàu bắt đầu tự mua nguồn cung cấp oxy. Ở khu Greater Kailash (Delhi), cộng đồng dân cư mua chung hai máy thở oxy. Trong khi đó, chung cư Eldeco Utopia ở Nodia chất bình oxy, cáng, xe lăn và đồ bảo hộ đầy 4 căn phòng.
An Yên (Theo Guardian)
Lý giải nạn cướp thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Indonesia
Hàng trăm người lao vào các trung tâm y tế để đưa thi thể của bệnh nhân nhiễm virus nCoV về nhà chôn theo truyền thống.