Thay đổi quyết định là ở đợt đóng cửa khi một vài cổ phiếu vốn hóa lớn bị ép giá quá mạnh khiến VN-Index chốt phiên xuống dưới mức này.
SAB đột ngột bị "xả" mạnh
VN-Index đóng cửa giảm 9,ứngkhoánGiácổphiếuSABrơixuốngđáythákết quả bangladesh8 điểm xuống mức 962,3 điểm. Về mặt kỹ thuật chỉ số hôm nay đã đóng cửa dưới đáy hai tháng. Mặc dù trên thực tế mức dao động thấp nhất hôm nay vẫn xuống tận 962,05 điểm, hay mức thấp nhất ngày 16/4 là 963,06 điểm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường sụt mạnh cuối phiên là do SAB xuất hiện lượng bán mạnh vượt quá khả năng mua, đẩy giá đóng cửa giảm tới 6,4%. Đây là mức giảm mạnh nhất của cổ phiếu này kể từ đầu 2019. Chỉ trong một phiên SAB rơi thẳng xuống đáy 5 tháng.
SAB vẫn đang là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 6 trên VN-Index và mức giảm này đã tác động mạnh lên VN-Index. Một số cổ phiếu khác cũng góp phần với SAB nhưng mức độ nhẹ hơn là VCB quay đầu giảm xuống dưới tham chiếu; MSN, GAS tụt sâu thêm.
Trong khi đó nhiều cổ phiếu blue-chips cũng có mức phục hồi về cuối ngày. Thậm chí như VIC cuối phiên cũng đã hồi nhẹ và chỉ còn giảm dưới 1%. VHM, VNM cũng có cải thiện. VNM đóng cửa cũng tăng 0,15%. VRE tăng 0,89%, VJC tăng 0,44%...
Câu chuyện nằm ở chỗ các cổ phiếu tăng là quá yếu trong khi chưa tính đến SAB, số giảm giá cũng đã rất nhiều. Nhóm ngân hàng và dầu khí ảnh hưởng rất lớn: TCB giảm 2,02%, STB giảm 1,26%, VPB giảm 0,77%, HDB giảm 1,4%, CTG giảm 2,1%, TPB giảm 1,13%. Dầu khí có GAS giảm 1,12%, PLX giảm 0,98%.
Mặc dù “tội” lớn nhất thuộc về SAB hôm nay, nhưng thị trường xấu cũng là do blue-chips xấu chung. Mặt khác, trên cả sàn HSX, cứ 1 cổ phiếu giảm giá chỉ có 0,35 cổ phiếu tăng. Cả sàn cùng xấu chứ không riêng gì blue-chips ở phiên này.
Các cổ phiếu đầu cơ chịu tác động nặng nề hơn nhiều so với blue-chips. Mấy phiên trước hàng đầu cơ có khả năng đi ngược dòng, nhưng đến hôm nay thì không. HVG, CCL, EVG, ATG, HSG, DLG, OGC, DXG, KSB... đều lao dốc 4% trở lên. Khi thị trường xấu thì rất hiếm cổ phiếu có khả năng đi ngược dòng.
Nguy cơ thủng đáy
Mức đóng cửa của VN-Index hôm nay đã là thấp nhất kể từ cuối tháng 2/2019 và nếu tính theo điểm đóng cửa, chỉ số đã thủng đáy. Tuy nhiên phiên giao dịch này vẫn chưa thật sự khiến thị trường đổ vỡ về mặt kỹ thuật, mà mới khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ lớn hơn.
Theo các phân tích kỹ thuật từ công ty chứng khoán, VN-Index đang hình thành một mô hình giảm gọi là vai-đầu-vai. Điểm quan trọng nhất của mô hình này là mức hỗ trợ được gọi là “đường viền cổ”, tương đương với đáy 965 điểm. Nếu VN-Index giảm xuống dưới mức này thì nguy cơ sẽ còn giảm sâu hơn nữa.
Do vậy việc chỉ số đóng cửa chỉ còn 962 điểm hôm nay là một cảnh báo đỏ. Dù vậy thị trường vẫn cần thêm một vài phiên nữa để biết chắc liệu nguy cơ có chuyển thành hiện thực hay không.
Thị trường mặc dù không chịu ảnh hưởng gì lớn của các thông tin tiêu cực nhưng lại diễn biến càng ngày càng xấu đi gần đây. Nguyên nhân chủ yếu vẫn chỉ là tác động từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn quá mạnh. Ví dụ VIC đã giảm trên 10% kể từ đỉnh VN-Index. Đó là vì trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3, VIC đã tăng trên 22%.
Thế nhưng khi VIC kéo VN-Index giảm xuống thì có rất nhiều cổ phiếu thậm chí còn giảm xuống đáy nhiều năm. Ví dụ ngay với các mã ngân hàng, HDB, VPB đang ở đáy lịch sử. Nhiều cổ phiếu khác cũng đã giảm rất mạnh dù rất hiếm cổ phiếu đạt được mức tăng giống như VIC. Nói cách khác, nhiều mã tăng thì ít mà khi giảm thì giảm mạnh hơn chỉ số.
Kể từ đầu tháng 3 đến giờ tuy VN-Index có vài tuần vượt 1.000 điểm nhưng cổ phiếu chủ đạo là giảm. Thời gian kéo khá dài tạo nên tâm lý ức chế cao. Đây là một phần nguyên nhân tại sao chỉ số chỉ bị các cổ phiếu lớn tăng nhiều tác động, nhưng rất nhiều cổ phiếu khác lại giảm mạnh hơn hẳn. Tâm lý cắt lỗ đang chi phối.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.766 tỷ đồng (-9%) | 137,2 triệu (-8%) | 351 tỷ đồng (-10%) | 31,3 triệu (+4%) |
Khánh Nhi