【xỉu là chẵn hay lẻ】Thêm điều kiện để ngân hàng tăng tín dụng mà chưa lo ‘đụng trần’?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã công bố lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư sửa đổi,êmđiềukiệnđểngânhàngtăngtíndụngmàchưalođụngtrầxỉu là chẵn hay lẻ bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Tại dự thảo sửa đổi lần này, lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn một lần nữa được điều chỉnh.
Theo đó, tỷ lệ này sẽ ở mức 45% vào năm 2018 và xuống mục tiêu 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nếu được thông qua, việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% (năm 2016) xuống 40% sẽ được lùi lại 2 năm so với những ý kiến ban đầu khi thực hiện sửa đổi Thông tư 36.
Thay đổi lần này được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017, Thủ tướng cũng đã ra Nghị quyết giao NHNN xem xét, điều chỉnh mở rộng hạn mức tín dụng cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia các chương trình, dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, việc xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn cũng sẽ có đặc thù riêng.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), dự thảo sửa đổi Thông tư 36 với việc giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục cho thấy định hướng hỗ trợ của NHNN đối với các NHTM trong việc phát triển tín dụng. Thêm thời gian để cơ cấu lại nguồn vốn huy động cũng như nắn dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất mang tính trung và dài hạn cũng là mục tiêu mà NHNN hướng đến cho hệ thống ngân hàng.
Nếu dự thảo này được thông qua, BVSC cho rằng, các NHTM sẽ có thêm điều kiện để phát triển tín dụng mà chưa phải lo lắng nhiều về khả năng đụng “trần” các tỷ lệ giới hạn như quy định ban đầu của Thông tư 36.
Bình luận về dự thảo này, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, sự điều chỉnh này của NHNN, xuất phát từ Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, theo đó, sẽ có những tác động tích cực nhất định trong ngắn hạn. Trước hết, việc giãn lộ trình sẽ giảm áp lực lên biến động lãi suất huy động của các ngân hàng (như đầu năm từng chứng kiến một tăng lãi suất huy động cục bộ do hiệu lực của Thông tư 06).
Thêm vào đó, “nguồn vốn đáp ứng cho đầu tư trung và dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không bị co hẹp đột ngột, các ngân hàng sẽ có thêm thời gian để cơ cấu dần việc cho vay ở các lĩnh vực rủi ro cao sang các khoản cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế”, VDSC cho biết thêm.
Thông tin này đã ngay lập tức tác động tịch cực tới thị trường chứng khoán trong tuần qua. Đáng chú ý nhất là phiên giao dịch 24/8, lực bán đầu phiên nhìn chung còn mạnh, nhưng kể từ sau thông tin về Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN được công bố, các cổ phiếu nhóm ngân hàng phản ứng tích cực và đã phần nào làm lan tỏa đà tăng ra phần lớn thị trường, điển hình như VCB, BID, CTG, MBB,.... Độ rộng thị trường tích cực đã phản ánh điều này. Thị trường vừa hồi phục trở lại sau những phiên “trồi sụt” vừa qua là một yếu tố hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư rất nhiều./.
D.T