Nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh nhất
Trong bài viết mang tựa đề “Trí tuệ nhân tạo đang đe dọa sự tồn vong của các ngành nghề tại ASEAN”,ítuệnhântạosẽkhiếnhàngchụctriệulaođộngtạiASEANmấtviệkết quả vô địch quốc gia thụy sĩ nhà phân tích Stephen Chin nhận định, việc các nền kinh tế ASEAN đang chuyển đổi sang công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy mạnh mẽ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến khả năng vào năm 2028, 6 nền kinh tế phát triển nhất ASEAN hiện nay sẽ sản xuất được khối lượng sản phẩm tương đương hiện tại mà không cần sử dụng 28 triệu lao động.
Chuyển đổi kỹ thuật số luôn được cho là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động, nhưng tác động của nó chưa bao giờ được định lượng cụ thể. Để giải quyết vấn đề này, gần đây Tập đoàn công nghệ Cisco đã quyết định phối hợp với Oxford Economics cùng thực hiện một nghiên cứu.
Theo báo cáo về Công nghệ và tương lai của các ngành nghề ASEAN, dự báo đến năm 2028, lao động trong các ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực ASEAN (ASEAN 6) có khả năng sẽ bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất, với dự kiến khoảng 6,6 triệu lao động dư thừa vào năm 2028. Nhu cầu về lao động nông nghiệp có tay nghề và lao động phổ thông sẽ giảm vì các công việc này có thể được nhân rộng với việc áp dụng công nghệ robot. Tuy nhiên, năng suất từ việc áp dụng công nghệ cũng sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tạo ra nhu cầu mới cho người lao động trong các lĩnh vực khác như bán buôn và bán lẻ, sản xuất, xây dựng và vận tải.
Sự gia tăng trong chi tiêu bán lẻ được dự báo sẽ tạo ra nhu cầu việc làm trong ngành thương mại. Tuy nhiên, những công việc này cũng sẽ được định hướng để áp dụng công nghệ kỹ thuật nhiều hơn nên các công việc như phụ trách thu ngân, quầy bàn, nhập hay xuất kho sẽ không cần nhiều lao động nữa.
Khi thị trường lao động phát triển, các kỹ năng cần thiết cũng sẽ thay đổi. Nghiên cứu cho thấy 41% trong số 6,6 triệu lao động dư thừa "thiếu hụt" các kỹ năng công nghệ thông tin theo yêu cầu của các công việc mới.
Gần 30% người lao động thiếu "kỹ năng tương tác" cần thiết đối với các vị trí tuyển dụng trong tương lai, chẳng hạn như kỹ năng thương lượng, thuyết phục và dịch vụ khách hàng. Chỉ hơn 25% thiếu “các kỹ năng cơ bản” như các kỹ năng học tập, đọc và viết thành thạo.
Để giảm thiểu tình trạng này, các nước ASEAN 6 có thể phải thực hiện những thay đổi chính sách lớn đối với hệ thống giáo dục. Các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, các nhà cung cấp công nghệ và công nhân… cần phải phối hợp chặt chẽ để trang bị cho người lao động các công cụ và kỹ năng cần thiết để chuyển đổi.
Kiran Karunakaran, một chuyên gia tại công ty tư vấn Delta Partners cho rằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng rủi ro. Các ứng dụng công nghệ ở cấp thấp được chấp nhận nhanh chóng vì chúng có thể làm tăng doanh thu và tăng uy tín của doanh nghiệp; nhưng khi thực hiện không chính xác, chính việc ứng dụng công nghệ này lại có thể mang đến những rủi ro thương mại dài hạn.
Khi trí tuệ nhân tạo phát triển ở cấp độ cao hơn, ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng. Điều này giúp cho các ngành công nghiệp dễ dàng sử dụng công nghệ để nâng cao năng suất lao động và có thể giảm chi phí sản xuất.
Tại các quốc gia đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, vấn đề việc làm trong lĩnh vực thông tin liên lạc hay lĩnh vực thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo nên được quản lý thông qua sự cân bằng giữa quy định, chính sách và hỗ trợ. Nếu không, toàn bộ các ngành công nghiệp có nguy cơ bị gián đoạn và các tác động xã hội có thể là rất lớn. Chính phủ nên thúc đẩy việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong phân phối năng lượng, hệ thống chăm sóc sức khỏe và sản xuất lương thực.