Đây là đợt huy động vốn lần thứ ba của PAN trong hai năm trở lại đây nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính của công ty,áthànhthànhcôngtriệucổphiếuriênglẻbong anh tiếp tục thực hiện các thương vụ đầu tư chiến lược để theo đuổi mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm tiêu dùng. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của PAN tăng từ 617 tỷ đồng lên 832 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong đợt huy động vốn này là sự tham gia tích cực của nhóm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lớn như IFC, GIC, TAEL, PYN. Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn trong nước tham gia đợt chào bán lần này bao gồm Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDH Invest) và Công ty CP CSC Việt Nam (CSC).
Trong đó Tổ chức Tài chính quốc tế, thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC) đã mua khoảng 5% và trở thành cổ đông chiến lược của PAN. GIC, một quỹ đầu tư của chính phủ Singapore đang quản lý giá trị tài sản trên 100 tỷ USD, đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,71% lên 5% để chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty. TAEL Partners, Mutual Fund Elite (PYN) cũng đăng ký mua thêm để sở hữu lần lượt 20% và xấp xỉ 10% cổ phần của PAN.
Được biết Công ty CP Xuyên Thái Bình - PAN Pacific hiện có mức vốn hóa khoảng 2.500 tỷ đồng (trước khi phát hành thêm 35 triệu USD), hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm và các dịch vụ tiện ích.
Hiện nay, hai công ty con của PAN là Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre, cùng với công ty liên kết - Công ty CP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An đang là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam./.
H.L