Empire777

Nhiều lợi ích khi thống nhất đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩuHải quan là đầu mối duy nhất soikeo 88

【soikeo 88】Nhất quán thủ tục hành chính, chuẩn hóa danh mục kiểm tra chuyên ngành qua Cơ chế một cửa

nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cuaNhiều lợi ích khi thống nhất đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cuaHải quan là đầu mối duy nhất kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cuaThống nhất thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cuaChính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cuaBộ Công Thương cắt giảm nhiều thủ tục, danh mục hàng kiểm tra chuyên ngành
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua
Bà Lê Như Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan

Bối cảnh nào dẫn tới việc Chính phủ phải ban hành Nghị định 85 để giải quyết các bất cập còn tồn tại, thưa bà?

- Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN đã được các nước thành viên, trong đó có Việt Nam ký kết. Để tạo tiền đề thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cần thiết phải xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Tại Việt Nam, Cơ chế một cửa quốc gia đã được chính thức triển khai từ tháng 11/2014. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ những tồn tại, chồng chéo, bất cập từ quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành theo cách thức thực hiện thủ công tới công tác phối hợp liên ngành.

Cũng từ năm 2014 đến nay, Chính phủ rất nỗ lực chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các bộ, ngành cũng đã có nhiều cố gắng trong triển khai đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) theo Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhưng công tác KTCN đối với hàng hóa NK còn có những hạn chế, như: Chưa bảo đảm thống nhất nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN của một số bộ quy định còn nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã HS nên chưa thống nhất trong cách hiểu, áp dụng, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa trong khâu kiểm tra; phương thức kiểm tra chưa áp dụng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Do đó, Nghị định 85 được xây dựng trong bối cảnh vừa tuân thủ các Luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (khi chưa được sửa đổi, bổ sung), vừa phải đảm bảo thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về thống nhất thủ tục hành chính đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, cải cách toàn diện hoạt động KTCN có liên quan đến hàng hóa XNK, quá cảnh.

Vậy thưa bà, Nghị định 85 khi có hiệu lực sẽ mang lại hiệu quả gì cho các bên tham gia vào hoạt động thương mại, quản lý nhà nước trên hệ thống điện tử?

- Việc xây dựng Nghị định 85 nhằm thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, phù hợp mục tiêu của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị định được ban hành tạo cơ sở pháp lý thống nhất để thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa XNK, người và phương tiện vận tải XNC, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác KTCN trên nền tảng kết nối thông tin qua Cơ chế một cửa quốc gia; cải cách toàn diện hoạt động KTCN theo hướng chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân; minh bạch, công khai phương pháp, tiêu chí KTCN xã hội hóa hoạt động KTCN; giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong KTCN và tình trạng một mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức quản lý, kiểm tra; chấm dứt tình trạng ban hành danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN nhưng không có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, mã số hàng hóa, trình tự, thủ tục kiểm tra.

Bên cạnh đó còn bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những chồng chéo, xung đột, bất cập tại các văn bản về KTCN đối với hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Khi Nghị định 85 có hiệu lực và đi vào cuộc sống, trách nhiệm của các DN, bộ, ngành sẽ được cụ thể hóa ra sao, thưa bà?

- Để bảo đảm Nghị định 85 được thực hiện thống nhất ngay từ khi có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính đã có công văn đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu nội dung Nghị định 85 để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng, kịp thời khi có hiệu lực thi hành.

Theo đó, các bộ, quản lý ngành lĩnh vực có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia các thông tin, như: Danh mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực quy định tại Khoản 4 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; danh mục hàng hóa phải KTCN theo quy định; các thông tin liên quan đến cơ quan KTCN; phạm vi công việc được chỉ định trong hoạt động KTCN, tiêu chí chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục KTCN gắn với trách nhiệm của cơ quan KTCN, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được thừa nhận phục vụ quản lý nhà nước theo điều ước quốc tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định ban hành Thông báo kết quả đánh giá phù hợp quy định.

Đặc biệt, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện KTCN trên cơ sở quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân trong KTCN nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, quá cảnh; thực hiện KTCN trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra; áp dụng miễn, giảm KTCN đối với hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các bộ, quản lý chuyên ngành cũng phải rà soát danh mục hàng hóa KTCN hiện hành, đối chiếu với quy định tại Nghị định 85 để chuẩn hóa các danh mục hàng hóa phải KTCN bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Nghị định 85.

Xin cảm ơn bà!

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap