【đá bóng ngoại hạng anh trực tiếp】Chống buôn lậu trâu bò qua biên giới ở Nghệ An:Chính quyền địa phương chưa hợp tác
Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 27/2009/TT-BNN ngày 28-5-2009 về việc ban hành quy định kiểm dịch NK trâu, bò từ các nước Lào và Campuchia vào Việt Nam (gọi tắt là Thông tư 27). Theo Thông tư 27, trâu, bò từ Lào, Campuchia vào Việt Nam phải được đưa vào các khu cách ly kiểm dịch tại các tuyến biên giới.
Khó xác định xuất xứ
Cách cửa khẩu Nậm Cắn hơn 2km, ngay dọc Quốc lộ 7A đi qua 2 bản Tiền Tiêu và Trường Sơn thuộc địa phận xã Nậm Cắn có hàng chục bãi tập kết trâu bò. Mỗi bãi tập kết có từ 10 đến 30 con được đánh dấu bằng mã số, ký hiệu riêng của từng đầu nậu. Dân địa phương khẳng định, đây là trâu bò được chủ đầu nậu thuê dân bản địa sang địa phận giáp ranh đưa về bằng con đường mòn tại bản Đin Đăm, Huồi Pốc để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng tại cửa khẩu.
Theo ông Phan Văn Nhâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, khi trâu bò nhập lậu từ Lào về Việt Nam sẽ được các trưởng bản, UBND xã hợp thức hóa giấy tờ (giấy xác nhận bán trâu bò) thành gia súc trong nội địa. Mặc dù, các lực lượng CBL đều biết trâu bò tập kết trên địa bàn là nhập lậu nhưng việc xác định nguồn gốc để xử lý lại rất nan giải. Việc chính quyền địa phương cấp giấy xác nhận trâu bò khiến các lực lượng chức năng trên địa bàn cửa khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bắt giữ. Do đó, khi cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ cũng chỉ xử lý về hành chính với lý do không có giấy kiểm dịch của thú y sau đó phải trả lại trâu, bò.
Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, thời gian qua Chi cục cũng đã phối hợp với lực lượng Biên phòng bắt giữ nhiều đối tượng có hành vi buôn bán, chăn dắt trâu bò lậu. Điển hình, năm 2009 bắt 2 vụ; năm 2010, Chi cục đã bắt giữ 12 con trâu bò của chủ hàng là ông Xồng Dua Pó, trú tại bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn khi đang dắt trâu bò từ bên kia biên giới về tập kết. Năm 2011, Hải quan Nậm Cắn phối hợp với Đồn Biên phòng 539 vừa bắt giữ 2 đối tượng Lầu Tồng Xùa (SN 1973) và Lầu Bá Xồng (SN 1988) đều trú tại bản Huồi Pốc, xã Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đang tập kết 16 con trâu, bò từ bên kia nước Lào về Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp…
Báo cáo của Cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng Nghệ An cho biết, mỗi năm có trên 1.000 con trâu, bò được các đầu nậu, dân bản địa vận chuyển lậu qua đường mòn từ Lào về Việt Nam. Điều đáng nói số gia súc này không được kiểm dịch và cũng không đi qua cửa khẩu chính Nậm Cắn. Bên cạnh đó, theo quy định trâu, bò NK từ nước ngoài về mổ phải đóng thuế 5%, nhưng từ trước đến nay chưa có trường hợp nào NK trâu, bò về mổ thịt qua đường chính ngạch. Như vậy có thể nhận định, số trâu bò xuất hiện trên địa bàn xã Nậm Cắn là trâu, bò nhập lậu qua đường tiểu ngạch.
Cần quyết liệt
Đánh giá về thực trạng này, ông Phan Văn Nhâm cho rằng, hiện tượng này chưa thể ngăn chặn được khi mà giá cả thị trường lên cao và nhu cầu tiêu thụ lại lớn. Bên cạnh đó, trình độ của bà con còn thấp, cấp xã có sự nể nang trong cấp giấy mua bán cho bà con. Do đó, để giảm bớt thực trạng này Chi cục đã phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể đi đến từng bản và từng nhà tuyên truyền, thuyết phục nhằm làm tốt chính sách của Nhà nước về phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại qua đường mòn, lối mở. Qua đó, giúp nhân dân các dân tộc ở vùng biên hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước để không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
Thời gian qua, trên địa bàn kiểm soát hải quan, Chi cục cũng thường xuyên phối hợp với đồn Biên phòng và chính quyền địa phương tuần tra theo địa bàn quản lý. Đơn vị cũng nhiều lần đề nghị UBND xã Nậm Cắn không xác nhận giấy tờ mua bán trâu, bò cho bà con để tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, nhưng chính quyền xã vẫn làm ngơ.
Để hạn chế tình trạng buôn lậu trâu bò qua biên giới và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi trong nước, ông Phan Văn Nhâm cho rằng, chỉ có lực lượng của Hải quan và Biên phòng thì không thế nào làm được mà cần phải có sự phối hợp của các cấp ngành địa phương đồng loạt ra quân tuyên truyền, tạo vốn, tạo việc làm, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi để các đối tượng buôn lậu không có cơ hội lôi kéo vào con đường buôn lậu.
Ông Chu Quang Luân, Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An cho rằng, phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với an ninh biên giới. Khi Hải quan, Biên Phòng, Công an vào cuộc thì cần phải có sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, bà con dân bản. Khi cuộc sống của bà con dân bản được ổn định thì tình trạng buôn lậu trâu bò qua biên giới hy vọng sẽ giảm xuống.
Hồng Nụ