【bxh duc 1】Olympic Rio 2016: Thể thao và sự gắn kết

Olympic Rio 2016 đã bước vào những ngày thi đấu cuối cùng,ểthaovsựgắnkếbxh duc 1 bên cạnh kỳ tích, kỷ lục, Thế vận hội lần này còn có những dấu ấn gắn kết khó quên, vượt qua rào cản chính trị, sự nghi kỵ, thù hằn.

Bức hình đọng lại nhiều cảm xúc của hai VĐV thể dục dụng cụ Hàn Quốc (phải) và Triều Tiên.

Hình ảnh hai vận động viên (VĐV) thể dục dụng cụ Lee Eun Ju của Hàn Quốc và Hong Un Jong của Triều Tiên cùng chụp hình với nhau trước giờ thi đấu, là sự gắn kết và phá bỏ mọi rào cản chính trị mà thể thao mang lại. Bởi trên sàn đấu họ là đối thủ và tình hình chính trị hai nước luôn chìm trong căng thẳng. Với những quy định giao tiếp nghiêm ngặt của đất nước bí ẩn nhất hành tinh - Triều Tiên, Hong Un Jong có thể sẽ không yên khi về nước, nhưng những điều đó không ngăn được niềm tin của tuổi trẻ, của sự mong muốn hòa hợp, chấm dứt căng thẳng ở hai đất nước. Nhiều tờ báo của Hàn Quốc đưa tin rằng, chính quyền Triều Tiên đã cấm hoàn toàn người dân xem phim Hàn Quốc và những gì có văn hóa Hàn Quốc hiện đại. Bởi vậy, những bức ảnh chụp chung giữa VĐV hai đất nước cực kỳ hiếm hoi. Với những VĐV Hàn Quốc, điều này bình thường, nhưng với các VĐV Triều Tiên để có được một bức hình chụp chung là rào cản khó vượt qua.

Hơn 60 năm chia cắt vì chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chỉ lúc đoàn tụ mới có những bức hình của hai miền Triều Tiên chụp hình chung thấm đẫm nước mắt. Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên hình ảnh đầy nước mắt trong ngày 20-10-2015, khi 400 người cao tuổi Hàn Quốc đã có cuộc đoàn tụ với người thân ở Triều Tiên sau bao năm xa cách. Cứ nói đến Triều Tiên và Hàn Quốc, người ta lại nghe căng thẳng leo thang, những phát ngôn đả kích lẫn nhau của Chính phủ hai nước. Bởi vậy, hình ảnh thánh thiện, tươi trẻ không vướng bận màu sắc chính trị của hai VĐV thể dục dụng cụ đã được cả thế giới chú ý và nước mắt được thay bằng niềm vui!

 Thể thao là vậy, trên sân đấu luôn có niềm tin, sự thấu hiểu, cảm thông và một sự gắn kết. Mới đây nhất, hình ảnh hai VĐV điền kinh Abbey D’Agostino (Mỹ) và Nikki Hamblin (New Zealand) bị té ngã ở vòng loại chạy 5.000m cũng để lại những dấu ấn đẹp. Nikki Hamblin bị ngã trước và Abbey D’Agostino trượt chân ngay sau đó. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu không có cảnh cả hai VĐV dìu nhau chạy về đích. Ngày thi đấu hôm đó, hai VĐV được cổ vũ nhiều nhất, chứ không phải các VĐV cán đích đầu tiên. Thành tích là điều VĐV đỉnh cao nào cũng cần và muốn có, nhất là với đấu trường Olympic, nhưng đó không phải là tất cả, thể thao là nơi dành cho tinh thần cao thượng và sự chia sẻ đó còn giá trị hơn cả một chiếc huy chương.

Olympic năm nay, lần đầu tiên qua 31 kỳ tổ chức, có 10 VĐV của Đoàn vận động viên người tị nạn tham gia tranh tài. Họ đại diện cho hơn 65 triệu người trên thế giới phải di tản bởi chiến tranh và khủng bố, đến từ Syria, Nam Sudan, Ethiopia, và Cộng hòa Dân chủ Congo. Nhắc đến làn sóng người tị nạn, lại thấy ám ảnh với hình ảnh em bé tị nạn Syria bị sóng biển cuốn dạt nằm chết trên bãi biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9-2015. Một hình ảnh, nhưng là hàng triệu nỗi đau của người tị nạn… Lần này, các VĐV tị nạn được thi đấu dưới màu cờ Olympic, đã khẳng định cả thế giới hiểu về người tị nạn và luôn dang tay chia sẻ cùng họ. Chính điều này đã làm cả thế giới ủng hộ Olympic hơn, bởi tư tưởng nhân văn cao quý: “Mục tiêu của phong trào Olympic là mang thể thao phục vụ cho sự phát triển hài hòa của con người, góp phần thúc đẩy một xã hội hòa bình, đồng thời duy trì và nâng cao phẩm giá con người”…

Thể thao Đông Nam Á ra sao ở Olympic ?

Có 6/11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á giành được huy chương tại Olympic Rio 2016, với tổng số là 16 huy chương: 5 huy chương vàng (HCV), 8 huy chương bạc (HCB) và 3 huy chương đồng (HCĐ). Bắn súng, cử tạ, cầu lông, bơi lội… được xem là những môn thể thao thế mạnh của thể thao Đông Nam Á tại Olympic lần này và đều đã có HCV. Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Singapore là 4 quốc gia đã có HCV Olympic.

Tại Olympic Luân Đôn 2012, thể thao Đông Nam Á không giành được HCV.

 

HỒNG NHUNG tổng hợp