Giữa Nhà hát của những giấc mơ,ữaOldTraffordnhớsânTựkqbd ukraine nào ai cấm tôi mơ một giấc mơ rằng một ngày rất gần Tự Do của Huế mình cũng sẽ là một điểm du lịch không thể bỏ qua cho những ai đến Huế, bởi sân Tự Do diễn ra những bữa tiệc bóng đá đỉnh cao, nơi cất giữ biết bao nhiêu truyền thống.
Du khách ngắm nghía bộ sưu tập cúp của MU |
Thuở mới lớn của tôi cũng đã trải qua những trải nghiệm tương tự thế. Những ngày có tuyển Thừa Thiên Huế đá (thuở còn chưa có tên là Huda Huế), đám bạn bè chúng tôi lại tụ tập trước sân Tự Do từ sớm, để chờ có người lớn nào đi một mình, lại gần mà “chú, chú, chú dắt cho con vô với.” Và hôm nào không được ai dắt vào sân, sau đó lại tìm cách leo rào, vượt tường. Nhớ mùa giải mà đoàn quân Huế dưới sự dẫn dắt của cố huấn luyện viên Ninh Văn Bảo leo lên vị trí á quân thì với những trận Huế thi đấu trên sân nhà, từ 12g trưa, đoàn người đã xếp hàng dài dọc đường Lê Quý Đôn để vào tìm chỗ tốt dù trời nắng như đỏ lửa; với những trận Huế thi đấu trên sân khách, mọi người ở Huế lại kéo nhau đến sân vận động chờ nghe kết quả qua điện thoại...
Theo chương trình, chúng tôi không chỉ được xem trận đấu của M.U mà còn được tham quan sân vận động. Nghe thật ngạc nhiên, sân vận động thì có gì ngoài mấy dãy ghế ngồi, hay cùng lắm là đường hầm ra sân, phòng họp báo… có gì để người dẫn đoàn thông báo trước sẽ mất phải khoảng gần hai tiếng đồng hồ. Nhưng bởi chúng tôi đang ở Old Trafford – sân vận động lớn thứ hai của nước Anh (sau SVĐ Quốc gia Wemley) với sức chứa đến 75.000 chỗ ngồi, và chưa kể với người Anh, bóng đá là một “cỗ máy kiếm tiền.” Các khán đài là nơi dựng tượng của những siêu sao M.U: với những ngài Matt Busby (1909 - 1994), Denis Law (1940-), hay là ngài Alex Ferguson (huấn luyện viên đương nhiệm của M.U). Làm sao không thể không chụp hình lưu niệm với những bức tượng này.
Đặc biệt, bảo tàng M.U, tọa lạc ngay khán đài phía Bắc, nơi sở hữu giàn mái chìa lớn nhất châu Âu). Cup vô địch, bàn thắng đẹp, bài báo, hình ảnh danh thủ, cổ động viên… mỗi vật phẩm, mỗi hình ảnh đều ẩn chứa biết bao điều tự hào. Tất cả được trưng bày khoa học, hợp lý, kèm theo máy hướng dẫn với hầu hết các thứ tiếng chính như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha… giúp du khách đủ cảm nhận được bề dày lịch sử của Quỷ đỏ. Tiền vé bán cho tour tham quan sân vận động, tìm hiểu về câu lạc bộ còn giúp cho câu lạc bộ này hàng năm kiếm thêm khoảng 4,5 triệu bảng Anh.
Nhưng nào đã hết, cỗ máy kiếm tiền nếu chỉ thế thì chưa xài hết công suất. Điểm đến cuối cùng của tour tham quan này chính là cửa hàng Megastore, với vô vàn chủng loại mặt hàng: quần, áo, giày, mũ, khăn choàng, vật phẩm lưu niệm đúng bản sắc Manchester United. Áo đấu mang tên Giggs, Evans, Rooney… đủ mọi kích cỡ. Chỉ cần nhìn vào mật độ xuất hiện của cái tên áo đấu được trưng bày ở đây, cũng đủ hình dung cầu thủ đang là ngôi sao của những ngôi sao M.U...
Giá sân Tự Do của Huế mình cũng làm được như những gì tôi vừa kể. Được không? Tôi nghĩ là có thể! Tôi mơ mộng vẽ ra một viễn cảnh, sẽ có một doanh nhân đứng ra kinh doanh bóng đá đúng nghĩa. Doanh nhân có tầm lẫn có tâm này sẽ kêu gọi sự ủng hộ của xã hội, của các doanh nghiệp trên địa bàn góp vốn qua việc mua cổ phần. Doanh nhân này sẽ vạch ra chiến lược kinh doanh, phát triển mà việc đầu tiên là xây dựng một sân bóng hiện đại, khang trang, trên cái nền rất quý là sân vận động xưa nhất của Việt Nam, là sân cỏ lòng chảo đầu tiên tại Đông Dương (chi tiết này cũng đủ làm người ta tò mò muốn đến xem mặt xem mũi rồi đó). Và sau đó là xây dựng một đội bóng mạnh, có sự kế thừa, tiếp nối… Ngay từ bây giờ, tiếp sức cho doanh nhân ấy, cơ quan chuyên môn sẽ sưu tầm, chuẩn bị lại những tư liệu về những ngày đã qua của bóng đá Huế…
Manchester là một thành phố công nghiệp hút được khách du lịch bằng bóng đá. Huế là một thành phố du lịch, có thêm một sản phẩm du lịch khác mang tên bóng đá, ắt đó cũng là một giấc mơ rất đẹp.