您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【porto – gil vicente】Doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường sẽ được vay vốn ưu đãi

Empire7772025-01-26 01:24:35【Cúp C1】5人已围观

简介Dự thảo Thông tư nêu rõ, lãi suất do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định nhưng không vượt quá 50 porto – gil vicente

Dự thảo Thông tư nêu rõ,ệpđầutưchobảovệmôitrườngsẽđượcvayvốnưuđãporto – gil vicente lãi suất do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay.

Lãi suất cho vay không vượt quá 50% so với lãi suất Nhà nước quy định

Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ, chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư bảo vệ môi trường được vay vốn ưu đãi theo quy định. Theo dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, tổng mức dư nợ cho vay đối với một chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tại thời điểm cho vay, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác, ủy quyền của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.

Vốn vay được sử dụng để đầu tư các hạng mục, công việc của dự án vay vốn, trong đó ưu tiên sử dụng vốn vay đầu tư các hạng mục xây lắp, thiết bị, công nghệ.

dương nhật
Trạm xử lý nước thải Nhà máy giấy Giao Long - Bến Tre do Công ty Dương Nhật đầu tư có sử dụng nguồn vốn vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Ảnh: D.Nhật

Cũng theo dự thảo thông tư, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh đã được định giá để xác định số tiền cho vay. Số tiền cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và tài sản bảo lãnh đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng dự án đầu tư bảo vệ môi trường. Trường hợp chủ đầu tư đảm bảo tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng thì mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bảo lãnh.

Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 10 năm và không vượt quá thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Thời gian ân hạn cho một dự án tối đa là 2 năm.

Dự thảo nêu rõ, lãi suất do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay. Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường và cố định trong suốt thời gian vay. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường, được tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả.

Gỡ "nút thắt" về vốn cho đầu tư bảo vệ môi trường

Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện cả nước có 326 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 74% các khu công nghiệp được lấp đầy. Việc tỷ lệ các khu công nghiệp được lấp đầy là một tín hiệu đáng mừng, xong quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các khu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp...

PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng cho rằng: Nguyên nhân các Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp thiếu nhà máy xử lý nước thải chủ yếu là do nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hạn chế. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các khu xử lý nước thải tập trung.

“Một thực tế nữa cho thấy, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom, xử lý nước thải từ các nhà đầu tư, thì chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp khó có thể bù đắp được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống thu gom, trạm bơm, trạm xử lý tài liệu của khu công nghiệp. Rủi ro càng cao khi trạm xử lý nước thải phải được xây dựng trước khâu các nhà đầu tư xem xét vào khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản lý cũng như lực lượng giám sát thi hành luật pháp về bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế; phương tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu..., đã gây ra những thảm họa về ô nhiễm môi trường” - PGS.TS Nguyễn Việt Anh nhấn mạnh.

Trước những bất cập nêu trên, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã tiếp thêm sức mạnh cũng như gỡ nút thắt giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường đặc biệt là công tác xử lý nước thải tại các khu công nghiệp.

Ông Nguyễn Tấn Ngân – Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà và Khu công nghiệp Đồng Tháp (Hidico) cho rằng: Nguồn vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hidico mở rộng Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu C Khu công nghiệp Sa Đéc, công suất 4.000 m3/ngày đêm. Việc sử dụng vốn vay từ quỹ đạt được những hiệu quả nhất định như: Nhà máy hoạt động ổn định, chất lượng nước thải sau khi được xử lý đạt quy định; giải quyết vấn đề môi trường trong khu công nghiệp; mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư…/.

Văn Tuấn

很赞哦!(5358)