【lich thi dau bdn】Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi,ốchộithôngquaLuậtTầnsốvôtuyếnđiệlich thi dau bdn bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có 447 đại biểu (bằng 89,76% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 444 đại biểu tán thành (bằng 89,16% tổng số ĐBQH).
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, riêng Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua điểm d khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật về việc cấp băng tần cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Trước khi biểu quyết, thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, ngày 21/10, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án luật, về cơ bản, các ý kiến phát biểu đều tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và nội dung của dự thảo luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về một số ý kiến còn khác nhau về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho DN nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật).
Đồng thời, đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện (khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật) như sau: Trường hợp đặc biệt, băng tần quy định tại khoản 2 Điều này được cấp cho DN nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 03 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ TT&TT, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ TT&TT cấp phép.
Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.
Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ TT&TT gia hạn giấy phép”.
Về phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý điểm b khoản 3 Điều 45 dự thảo Luật như sau: “Nếu có khả năng gây nhiễu có hại cho tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ TT&TT thông báo cho tổ chức, cá nhân phải ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đến khi kết thúc tình huống quy định tại khoản này”…
Có ý kiến cho rằng, tiêu chí về thời hạn sử dụng băng tần là quan trọng và cần phải được quy định trong nội dung đấu giá mà không cần quy định tại khoản 3a Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện (được bổ sung theo khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật). Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến ĐBQH về đề nghị đưa tiêu chí thời hạn sử dụng băng tần vào nội dung đấu giá là xác đáng.
Tuy nhiên, để có cơ sở quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần đối với từng cuộc đấu giá thì ngoài quy định về thời hạn tối đa của giấy phép sử dụng băng tần cần phải bổ sung quy định trong Luật giao thẩm quyền Bộ trưởng TT&TT quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc được cấp lại tại khoản 3a Điều 16. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ quy định khoản 3a Điều 16 như dự thảo.
Trần Thường