【kết quả giải mỹ】Không nên mặc doanh nghiệp trong gian khó
Những số liệu xót xa
Theôngnênmặcdoanhnghiệptronggiankhókết quả giải mỹo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, 9 tháng đầu năm, cả nước có 6.742 DN hoàn thành thủ tục giải thể. Số DN gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động khoảng 35.717 DN, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Hàng loạt DN báo cáo kinh doanh thua lỗ, trong đó có cả các “ông lớn” như: Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam lỗ sau thuế gần 375 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm. Hiện công ty này đang có các khoản nợ phải trả lên đến 14.673 tỷ đồng; Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Công ty CP Pomina cũng âm 176,5 tỷ đồng, với các khoản nợ phải trả lên đến gần 5.670 tỷ đồng; Ngân hàng Navibank cũng có khoản lỗ ròng hơn 11,3 tỷ đồng…
Hiện nay, số DN nhỏ và vừa có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng, chiếm khoảng 42%; vốn điều lệ từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm 37%; vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chiếm 8%; còn lại hơn 10 tỷ đồng.
Theo TS. Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam thì với số vốn nhỏ nên 90% số DN phải tự huy động, vay vốn các nguồn để sản xuất kinh doanh, riêng vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Chính vì vậy, khi đồng vốn không được đầu tư hiệu quả thì DN buộc phải ngừng hoạt động hay cho giải thể.
Quản trị rủi ro kém là một trong những nguyên nhân khiến DN giải thể. Ảnh: T.L |
Vì đâu nên nỗi?
“Quy mô của DN nhỏ và vừa có xu hướng thu hẹp trong thời gian qua, số lượng DN ngừng hoạt động, giải thể vẫn tăng lên. Khó khăn muôn thuở về vốn của DN cũng là hệ quả của việc quản trị dòng tiền chưa hiệu quả”, ông Kiêm nhận định.
Đánh giá thực trạng này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, nhìn vào số lượng các DN ngừng hoạt động và giải thể cho thấy nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro tài chính quá yếu kém của DN là một trong những nguyên nhân cơ bản.
“Chúng ta không phủ nhận là có rất nhiều lí do chi phối hoạt động sản xuất gây nên những khó khăn cho DN như lãi suất cao, cơ chế, thể chế, thị trường… Nhưng rõ ràng, con số 70% DN kinh doanh không có lãi là biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất của sự yếu kém trong quản lý tài chính của DN”, TS Nguyễn Minh Phong khẳng định.
Tuy không trực tiếp làm thất thoát nguồn tài chính, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đầu tư vào lĩnh vực có nhiều rủi do mà không ngăn chặn được. Bên cạnh đó, DN phụ thuộc nhiều vào đối tác dẫn đến rủi ro. Và cuối cùng, các rủi ro này lại không được bảo đảm. “Đã không phòng ngừa lại không có cơ chế để xử lý, khi khó khăn tài chính chỉ dùng “luật đen”, ông Phong nói.
Số lượng DN ngừng hoạt động tập trung chủ yếu ở một số ngành như tài chính, ngân hàng, xây dựng... Đây là khu vực DN mà các chuyên gia kinh tế cho rằng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính nhất và khả năng quản trị rủi do tài chính còn yếu. Đặc biệt, xuất hiện hiện tượng “tín dụng đen” tương đối nhiều.
Cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tài chính
Mỗi DN trong quá trình hoạt động và phát triển không thể tránh khỏi việc đối mặt với những rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tài chính và các rủi ro này thường đến từ hiện tượng lạm phát, khủng hoảng của nền kinh tế.
Song, nguyên nhân sâu xa hơn nằm ở sự non trẻ và yếu kém trong quản trị rủi ro tài chính của DN. “Điều này hòi hỏi DN phải trú trọng hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh, vừa xây dựng lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng thêm cho đối tác của mình”, ông Phong nói.
Đặc biệt, không nên mặc cho DN “lặn, ngụp” trong vô vàn mối rủi ro rình rập, nhà nước cần có những biện pháp cấp bách và hữu hiệu để giúp các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, chống đỡ được với những rủi ro về tài chính, ông Phong nhấn mạnh./.
Tố Uyên