Công tác tuyển sinh gặp “khó”
Thay đổi trong chính sách tuyển sinh của các trường đại học,ảibàitoántuyểnsinhchocáctrườngnghềkqbd toi nay cộng với những tác động từ dịch bệnh khiến công tác tuyển sinh của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Hữu Lành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng cộng đồng Đắk Nông, cho biết trong thời gian qua, Chính phủ đã có hàng loạt chính sách để phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được chú trọng và đã có tác động rất tích cực đến mọi mặt của hệ thống.
Học nghề sửa chữa ô tô tại Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Ảnh: Minh Anh |
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà ngành giáo dục nghề nghiệp đang đối mặt là đa số phụ huynh vẫn có tâm lý thích cho con vào đại học, dù biết học xong con em họ có thể thất nghiệp, hoặc sẽ phải làm trái ngành và thu nhập thấp hơn lao động có tay nghề cao. Tâm lý chuộng bằng cấp này khiến trường nghề rất khó thu hút học viên.
Bà Thị Hoàng Ánh - Hiệu phó phụ trách Trường Trung cấp Lê Thị Riêng (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), chỉ ra một nguyên nhân khác khiến công tác tuyển sinh của trường nghề khó khăn là các trường hầu như không có chi phí dành cho công tác truyền thông tuyển sinh.
Trong khi đó, các trường đại học đã bắt đầu làm công tác tuyển sinh từ đầu năm học trên hàng loạt phương tiện truyền thông, hoặc đến trực tiếp từng trường THPT (trung học phổ thông) để tuyển sinh thì các trường nghề chỉ có thể dùng những biện pháp ít tốn kém như đăng trên website trường, phát tờ rơi, gửi email quảng cáo...
"Đó là chưa kể đến hàng loạt khó khăn khác như lương giáo viên thấp khó tạo động lực cho giáo viên đầu tư bài giảng, thiếu kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học trong khi đây là khâu cực kỳ quan trọng trong công tác dạy nghề..." - bà Ánh nêu thực tiễn.
Nhiều trường khác cũng gặp khó khăn tương tự. Đơn cử như trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, ký túc xá của trường này cũng bị lấy làm nơi cách ly. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh e ngại dịch bệnh. Cộng thêm việc địa điểm trường cách xa bến xe bus công cộng, dịch bệnh nên các phương tiện không hoạt động được khiến cho học sinh không thể di chuyển, số học sinh bỏ học cũng tăng cao. So với năm học 2020-2021, năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường giảm mất gần 1.000 học sinh.
Cốt lõi là thay đổi nhận thức của xã hội, làm tốt công tác phân luồng
Với gần 2.000 cơ sở, mỗi năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh và đào tạo trên 2 triệu người học thuộc các hệ khác nhau. Như năm 2020, tuyển sinh được trên 2,2 triệu người. Tuy nhiên đến năm 2021, con số này đang bị “đe doạ” nghiêm trọng, bởi tuyển sinh mới đạt hơn 40% chỉ tiêu được giao năm 2021.
Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh như: ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các công cụ truyền thông và mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh; thực hiện tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh theo các hình thức trực tuyến.
Tuy vậy, tỷ lệ tuyển sinh đạt thấp do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở đào tạo gặp khó khăn trong công tác tổ chức lớp học. Doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, nhu cầu tuyển dụng thấp. Năm 2021 là năm đầu tiên của giai đoạn 2021-2025, việc phê duyệt kế hoạch thực hiện ở nhiều địa phương còn chậm.
"Đặc biệt, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS (trung học cơ sở) vào học nghề làm chưa tốt, mới đạt khoảng 15% so với mục tiêu 30% người tốt nghiệp. Tuyển sinh đại học với quy mô và số lượng lớn; các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với số lượng lớn với mức lương hấp dẫn" - ông Hùng nhận định.
Nhiều chuyên gia, lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho rằng, ngoài nguyên nhân trên thì nhận thức của các bậc phụ huynh cũng chính là lý do khiến cho tỷ lệ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp thấp. Dù kinh tế khó khăn nhưng tại nhiều vùng nông thôn, phụ huynh vẫn có tâm lý thích con vào đại học. Bên cạnh đó, dù có các chính sách phân luồng học sinh ngay từ THCS nhưng thực tế không triển khai được. Một phần vì nhận thức của phụ huynh, phần khác vì các trường đại học "mở cửa" quá mức đã "vợt" gần như toàn bộ học sinh.
Trước thực trạng đó, ông Hùng cho biết, thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tăng cường công tác truyền thông. Cùng với đó, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, chủ động trong điều hành, kiên trì thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, phấn đấu đạt kết quả cao nhất so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 10 tháng đầu năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ tuyển sinh 242.820 người (trình độ trung cấp, cao đẳng) đạt 40% kế hoạch năm 2021 . Trong đó: tuyển sinh cao đẳng: 104.251 người, đạt 40% kế hoạch năm; tuyển sinh trung cấp: 138.569 người, đạt 41% kế hoạch năm. Tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên cho khoảng 900.000 người (đạt 51% kế hoạch). |