【ac milan vs sassuolo】Pháp chế Tài chính: Giữ vững vai trò “gác cổng pháp luật”

phap che tai chinh giu vung vai tro gac cong phap luat

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Vụ Pháp chế (tháng 1/2017). Ảnh: H.Vân.

Dấu ấn thể chế tài chính

Việc hoàn thiện thể chế,ápchếTàichínhGiữvữngvaitrògáccổngphápluậac milan vs sassuolo pháp luật tài chính luôn được ngành Tài chính đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Trung bình mỗi năm ngành Tài chính phải hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khổng lồ, chiếm 1/3 lượng văn bản trong khối các cơ quan Trung ương.

Nhiều dự án luật quan trọng đã được Bộ Tài chính trình Quốc hội thông qua.

Quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên có sự đóng góp quan trọng của Vụ Pháp chế từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản, theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, soạn thảo khi văn bản đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ Tài chính đến khâu tham gia ý kiến pháp lý hoặc thẩm định dự thảo văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành.

Đặc biệt, trong thời gian triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đến nay, với những thay đổi căn bản về quy trình lập pháp, vai trò của Vụ Pháp chế và tổ chức pháp chế tại các Tổng cục trong việc tổ chức thi hành Luật này cũng như hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chủ trì xây dựng, soạn thảo văn bản càng trở nên quan trọng. Qua đó, góp phần vào việc đưa công tác xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tài chính bắt kịp các thay đổi của quy trình xây dựng chính sách pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh theo hình thức Hội đồng để nâng cao chất lượng, hiệu quả; tăng cường phối hợp giữa tổ chức Pháp chế với đơn vị chủ trì soạn thảo để đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng yêu cầu hoàn thành các chương trình pháp luật của Bộ. Đối với công tác này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục và tương đương (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước) đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia ý kiến pháp lý, phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế Bộ Tài chính hoàn thành nhiệm vụ.

Tạo sức lan tỏa

Đánh giá chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho DN của Bộ Tài chính trong các năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp triển khai thực hiện. Công tác này được thực hiện rộng khắp trong toàn ngành Tài chính từ Trung ương đến địa phương và có tác động đến cán bộ, công chức, viên chức hàng nghìn đơn vị, tổ chức kinh tế, hàng triệu đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính. Hình thức phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý cho DN cũng được đa dạng hóa. Ngoài việc triển khai các hình thức truyền thống như hội nghị, hội thảo, tập huấn, biên soạn và cấp phát tài liệu thì còn áp dụng các hình thức hiện đại, hiệu quả như: Giải đáp qua điện thoại, tiếp nhận và giải đáp pháp luật cho cá nhân thông qua đường dây nóng, email; hỗ trợ trực tiếp qua phần mềm điện tử... Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, toàn Ngành đã tổ chức hàng nghìn cuộc tập huấn về văn bản mới trong lĩnh vực Tài chính; tổ chức gần 700 cuộc đối thoại với người nộp thuế, người khai hải quan từ Trung ương đến địa phương, biên soạn và cấp phát miễn phí gần 2 triệu ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền hỗ trợ về thuế cho người nộp thuế, tờ rơi, tờ gấp pháp luật...

Đặc biệt, từ năm 2011, Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” trong ngành Tài chính (28/8) để tổ chức các hoạt động đỉnh cao về phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ năm 2013, khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành, ngành Tài chính cũng tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11). Như vậy, xuyên suốt từ thời gian giữa tháng 8 đến hết tháng 11 hàng năm, toàn Ngành tổ chức sinh hoạt, tọa đàm đánh giá kết quả công tác thi hành pháp luật, tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng pháp luật, tổ chức đối thoại với DN… với sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt các mặt nhiệm vụ công tác của ngành Tài chính.

Trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách, công tác cải cách hành chính cũng luôn được Vụ Pháp chế xác định là nhiệm vụ quan trọng nên đã tham mưu cho Bộ Tài chính triển khai một cách chủ động và toàn diện với nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ những năm đầu thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước 2007-2010 (Đề án 30) đến triển khai các Nghị quyết số 19/NQ-CP từ năm 2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính liên tục được đơn giản hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, được xã hội và cộng đồng DN ghi nhận và đánh giá tích cực. Từ 9/2017, nhiệm vụ này được chuyển về Văn phòng Bộ. Tuy nhiên, những kết quả của cả giai đoạn trước đó cũng đã góp phần giúp Bộ Tài chính liên tục đứng “top đầu” trong Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính quốc gia (Par Index).

Tròn 15 tuổi, Vụ Pháp chế đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về công tác pháp chế trong tình hình mới. Để thực sự trở thành cơ quan tham mưu “gác cổng pháp luật” của Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Vụ Pháp chế sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, dồn tâm sức và trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Lãnh đạo Bộ Tài chính.