您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá hạng 2 phần lan】Đông Nam Á

Empire7772025-01-26 03:37:50【Ngoại Hạng Anh】5人已围观

简介Phát triển thương mại điện tử đạt “top” 3 Đông Nam Á?Tầm nhìn của tân Thủ tướng Nhật Bản qua chuyến kết quả bóng đá hạng 2 phần lan

Phát triển thương mại điện tử đạt “top” 3 Đông Nam Á?ĐôngNamÁkết quả bóng đá hạng 2 phần lan
Tầm nhìn của tân Thủ tướng Nhật Bản qua chuyến công du Đông Nam Á
Kinh tế xanh - giải pháp bền vững cho khu vực Đông Nam Á
 Nhật Bản tập trung nhắm tới Đông Nam Á.
Nhật Bản tập trung nhắm tới Đông Nam Á.

Nhiều nhà quan sát cho rằng chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ có sự liên tục hơn là những gián đoạn. Mặc dù được thừa hưởng phần lớn thành quả từ các thành tựu chính sách đối ngoại của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng ông Suga cũng bị hạn chế bởi các quy tắc thực hành và những ràng buộc mang tính hệ thống mà ông Abe đã thiết lập. Các ưu tiên trước mắt của ông Suga là đối phó với đại dịch Covid-19, sắp xếp lại chuỗi cung ứng của Nhật Bản và đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch. Sự thành công của ông Suga trong triển khai các nhiệm vụ này sẽ quyết định mức độ ủng hộ đối với sự lãnh đạo của ông trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào hoặc trước ngày 22/10/2021.

Lâu nay, Đông Nam Á luôn được coi là trọng điểm trong chiến lược đa dạng hóa thị trường của Tokyo. Ngay cả trước đại dịch, các nhà máy đã áp dụng chiến lược "Trung Quốc+1" để đa dạng hóa rủi ro và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Tính riêng năm 2020, Tokyo đã dành 243,5 tỷ yen (2,2 tỷ USD) để giúp các công ty Nhật Bản chuyển từ Trung Quốc sang các nước ASEAN.

Bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Đông Nam Á, Nhật Bản cũng tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và lao động, đồng thời có thể xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Ngược lại, Đông Nam Á được hưởng lợi từ cơ hội việc làm lớn hơn và các công nghệ mà các công ty Nhật Bản mang lại, từ đó thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế của họ. Ông Suga đã bày tỏ sự quan tâm của Nhật Bản về việc tham gia vào nhiều dự án hợp tác song phương trong khu vực trong tương lai, nhưng việc nhận ra điều này còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của Nhật Bản sau đại dịch.

Hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Singapore, Thái Lan và Brunei, đã tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong suốt đại dịch. Ngoài các hạng mục hợp tác ODA lâu nay trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng và hành lang kinh tế, Tokyo đã nhanh chóng viện trợ liên quan đến đại dịch. Hỗ trợ Covid-19 của Nhật Bản bao gồm việc mở rộng vốn tài trợ để giúp khu vực có được nguồn cung vật tư y tế (bộ xét nghiệm) và thiết bị cho các bệnh viện của họ và đào tạo nhân viên của họ để chống lại các bệnh truyền nhiễm, đến hỗ trợ tài chính cho các công ty địa phương để chống lại tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Dù vậy, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn ở khu vực này. Trên thực tế, Nhật Bản có thể bước vào một thời kỳ thay đổi lãnh đạo khác nếu ông Suga không nắm giữ được quyền lực. Sự can dự bền vững của Nhật Bản vào Đông Nam Á trong vài năm qua chỉ có thể thực hiện được nhờ vào việc lãnh đạo của cựu Thủ tướng Abe trong một thời gian dài. Tương lai cầm quyền của ông Suga vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến mức độ cam kết và sự nhất quán của chính sách hợp tác đã được thấy trong các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á trong thập kỷ qua.

很赞哦!(9186)