(HG) - Bộ NN&PTNT cho biết,ốxđạtchuẩnnngthnmớicảnướchiệnđạthơkết quả tứ kết c1 hiện cả nước có 5.343/8.267 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm hơn 64,6%; đồng thời có 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố cả nước đạt chuẩn NTM; có 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 tỉnh đã được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Hiện Hậu Giang có 34/51 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 66,67%.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 3,25 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn năm 2020 còn khoảng 7,1%, giảm 4,7% so với năm 2016. Riêng tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn NTM, có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Đại Thành, Tân Thành, Thạnh Xuân, Hỏa Tiến), có 34/51 xã đạt chuẩn NTM, đạt 66,67%; số tiêu chí bình quân toàn tỉnh là 16,9 tiêu chí/xã.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2021-2025, với nguyên tắc “Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể” thì ngoài việc tiếp tục thực hiện các nhóm nhiệm vụ có hiệu quả của giai đoạn trước, chương trình xây dựng NTM sẽ tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo. Cụ thể, tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các xã, huyện để đạt chuẩn NTM và nâng cao chất lượng các tiêu chí sau đạt chuẩn theo hướng bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, cả nước không còn xã đạt dưới 15/19 tiêu chí; khuyến khích các địa phương có điều kiện chủ động xây dựng NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; trong đó trọng tâm là nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển du lịch nông thôn, cũng như thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Ngoài ra, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn.
Về nguồn lực xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành phố chủ động cân đối vốn ngân sách địa phương các cấp, cũng như huy động các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để tập trung thực hiện những nội dung, nhiệm vụ của chương trình. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội và một số cơ quan có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng một số chính sách tín dụng hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được hiệu quả và ngày càng đi vào chiều sâu.
Tin, ảnh: TUẤN PHÁT