Với nhiều nỗ lực,ữngđiểmsngtrongcngtcansinhxhộsoi kèo empoli hôm nay ngành lao động - thương binh và xã hội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu trọng tâm của ngành trong năm 2023, góp phần quan trọng trong các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn.
Năm 2023, toàn tỉnh có 651 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đưa lao động đi làm việc nước ngoài đạt nhiều kết quả nổi bật
Là đánh giá của bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại Hội nghị Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024. Trong năm 2023, toàn tỉnh đưa 651 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 119% kế hoạch. Trong đó, Nhật Bản 339 người, Hàn Quốc 224 người, Đài Loan 68 người.
Để thực hiện tốt công tác này, ngành lao động - thương binh và xã hội đã triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể, tổ chức Đoàn công tác đưa lao động đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp tổ chức 82 phiên giao dịch việc làm tại các địa phương. Tổ chức cho lao động tham gia 47 cuộc phỏng vấn với các đơn hàng của thị trường nước ngoài như điện tử, mạ điện, chế biến thực phẩm, đóng gói, nông nghiệp, công xưởng…
Các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bà Võ Thị Hồng Lan, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, cho biết: “Địa phương chú trọng tuyên truyền để Nhân dân nắm được các thủ tục và chính sách hỗ trợ của tỉnh về đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó hướng đến lao động là hộ nghèo, cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn”.
Cùng với thành phố Vị Thanh, các địa phương khác đã tăng cường phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức các buổi tuyên truyền, thông tin về ngành nghề đang tuyển dụng, mức lương và giới thiệu về những người đã đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, cộng với những “người thật việc thật” hiểu biết của người dân về đi làm việc ở nước ngoài đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, ngày càng có nhiều người đăng ký tham gia. Từ đó, góp phần vượt chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023. Điển hình như thành phố Vị Thanh có 208 người đi làm việc ở nước ngoài, đạt trên 472% kế hoạch, huyện Vị Thủy có 129 người, đạt 157%, thị xã Long Mỹ có 41 người, đạt 128%...
Ông Nguyễn Ngọc Phước, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: “Kết quả rõ nhất khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài là giúp tăng thu nhập gia đình. Trung bình 3 năm, người lao động có thể tích lũy được vài trăm triệu đồng. Với số tiền tích lũy được, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang. Người lao động còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của họ cũng trở thành một nguồn lực quý góp phần phát triển kinh tế của địa phương”.
Cùng với đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành lao động - thương binh và xã hội còn thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội…
Quan tâm công tác an sinh xã hội
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh nhà đã thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi dành cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng như tổ chức đưa đón người có công đi tham quan, điều dưỡng tập trung, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách... Ông Nguyễn Văn Viếng, thương binh 1/4 ở ấp 9, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Là thương binh, gia đình tôi luôn được sự quan tâm, chăm lo của chính quyền địa phương. Những năm qua, tôi đã đi tham quan, điều dưỡng ở Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc. Ngoài ra, còn được ra thăm Thủ đô Hà Nội. Các chuyến đi đều để lại trong tôi nhiều cảm xúc”.
Mỗi đợt đi tham quan, điều dưỡng tập trung, ngoài việc nâng cao sức khỏe còn là dịp để người có công có điều kiện được giao lưu, gặp gỡ đồng đội ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Để làm tốt công tác tham quan, điều dưỡng, hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch, địa điểm đi tham quan, điều dưỡng để người có công chủ động đăng ký. Trong năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức đưa, đón 473 người có công với cách mạng đi tham quan, điều dưỡng tập trung ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng)…
Ngành lao động - thương binh và xã hội còn chăm lo kịp thời cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Các xã, thị trấn rà soát, thường xuyên nắm tình hình đời sống của các đối tượng bảo trợ xã hội, trên cơ sở đó triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người thụ hưởng; lập hồ sơ bổ sung danh sách đối tượng bảo trợ mới phát sinh hoặc ngừng trợ cấp đối với đối tượng không còn trong diện bảo trợ xã hội. Với những đối tượng bảo trợ xã hội còn khả năng lao động, tùy từng trường hợp các ngành, địa phương, hội, đoàn thể có hướng giúp đỡ, giúp họ cải thiện cuộc sống.
Anh Huỳnh Vạn Tấn, ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi bị khuyết tật từ nhỏ, dẫu đi đứng khó khăn nhưng tôi vẫn có thể lao động với công việc vừa sức. Mấy tháng trước, tôi đã được tặng chiếc xe lắc, đây là phương tiện để tôi đi bán vé số. Nhận được sự hỗ trợ này, tôi mừng lắm”.
Những nỗ lực của ngành lao động - thương binh và xã hội đã góp phần cùng tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024 ngành lao động - thương binh và xã hội tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; mở rộng thị trường lao động trong và ngoài nước; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn..
Trong năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 17.670 lao động, đạt 117,8% chỉ tiêu, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Trong đó đưa 651 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 119% kế hoạch. Đào tạo nghề cho 8.469 lao động, đạt 130,2% kế hoạch, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Tổ chức thăm, tặng trên 24.600 phần quà cho người có công, thân nhân người có công. Tiếp nhận mới 2.058 hồ sơ người có công. Thực hiện trợ cấp hàng tháng trên 464.000 lượt đối tượng bảo trợ xã hội... |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU