【xem kết quả giải tây ban nha】Địa phương kiến nghị tháo gỡ khó khăn về đầu tư, xây dựng cho "mục tiêu kép"
Hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục được Chính phủ ban hành | |
Phải đạt mục tiêu kép về phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội | |
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 |
TP Hà Nội muốn đảm bảo mục tiêu đô thị hóa 60% vào năm 2025. Ảnh: H.Dịu |
Hà Nội muốn tăng số lượng khu đô thị mới
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nhân dân Thủ đô đánh giá cao và rất tin tưởng vào các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhất là trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế hậu Covid-19.
Căn cứ dự báo tình hình thế giới, kịch bản tăng trưởng của cả nước và tình hình sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm, Thành phố xây dựng 02 kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm để chỉ đạo, điều hành, phấn đấu tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng của cả nước; thu đủ ngân sách theo dự toán Chính phủ giao.
Tuy nhiên, để hoàn thành các nhiệm vụ, ông Nguyễn Đức Chung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tổng cục Thống kê tính toán kết quả tăng trưởng 9 tháng đầu năm và ước năm 2020 cho các tỉnh, thành phố, trong đó có TP Hà Nội để đánh giá kết quả giai đoạn 2016-2020 và xây dựng chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, kịp thời cập nhật Báo cáo chính trị phục vụ Đại hội.
Lãnh đạo TP Hà Nội cũng đề xuất Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để phát triển kinh tế - xã hội hậu Covid-19 giống như Ban chỉ đạo về phòng, chống dịch, từ đó chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như giúp cho các địa phương phát triển hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để kích cầu thị trường nội địa, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Thành phố sẽ chuẩn bị từ 10-15 khu vực bán hàng để mời các tỉnh đưa doanh nghiệp có hàng hóa nông, lâm thủy, hải sản bán hàng. Toàn bộ chỗ bán hàng sẽ được miễn phí.
Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Chung cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng một số hạ tầng, khu đô thị mới trên địa bàn để đảm bảo mục tiêu đô thị hóa 60% vào năm 2025.
Gỡ khó cho đầu tư
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP |
Ở đầu tàu trọng điểm kinh tế phía Nam, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cũng đề xuất một số giải pháp để đảm bảo mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế.
Trong đó, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, Điều 89 Luật Đầu tư công 2019 quy định tổng số vốn đầu tư còn lại của các dự án đã quyết định chủ trương đầu tư giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp qua giai đoạn 2021-2025 không vượt quá 20%.
Cho rằng quy định này gây khó khăn cho các địa phương, nên Chủ tịch UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, theo đó, quy định vốn chuyển tiếp tại Điều 89 sẽ bắt đầu áp dụng với kỳ trung hạn 2026-2030.
Bên cạnh đó, lãnh đạo TP HCM đề xuất Thủ tướng xem xét tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm thông báo về tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, để giúp TP HCM và các địa phương khác thẩm định, phân bổ nguồn vốn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn trong thời gian tới.
Đối với TP Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND Thành phố mong muốn Chính phủ sớm xây dựng quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch, làm cơ sở cho địa phương đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển kinh tế xã hội.
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng đề nghị Chính phủ phân cấp cho các địa phương được chủ động chuyển đổi trên 10 ha đất lúa sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư. Đề nghị Thủ tướng và Bộ Xây dựng sớm phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng thành phố đối với một số địa điểm trên đảo Cát Bà để xây dựng hạ tầng du lịch.
Cùng với đó, TP Hải Phòng cũng đề nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm phê duyệt các công việc liên quan đến đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn.
Với TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ban, ngành liên quan nhanh chóng triển khai, hướng dẫn việc Đà Nẵng thực hiện mô hình Chính quyền đô thị đã được Quốc hội vừa thông qua.
Theo ông Thơ, việc triển khai mô hình này đang cần rất nhiều hướng dẫn từ Chính phủ, các bộ về cơ chế chính sách đặc thù. Hiện, Đà Nẵng đang thực hiện Nghị định 144/2016/NĐ-CP Quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP Đà Nẵng của Chính phủ từ năm 2016, nhưng nhiều nội dung đã không còn phù hợp và lỗi thời.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng thông qua chủ trương cho Đà Nẵng xây dựng cảng Liên Chiểu, di dời ga đường sắt, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng… cũng như xem xét tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý rất nhiều dự án trước đây của thành phố.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, những khó khăn, vướng mắc không được tháo gỡ, giải quyết sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Cũng có vấn đề như trên, Lê Quang Mạnh, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cũng kiến nghị, các dự án điện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm nên Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có giải pháp để sớm xem xét phê duyệt.