【nhận định nữ mexico】Quân trang, cần là có...!!
Không khó để mua quân trang trong các cửa hàng đồ cũ
Tạt vào một cửa hàng đồ cũ trên đường Phan Đình Phùng,ântrangcầnlàcónhận định nữ mexico TP. Huế để tìm một vài món đồ, tôi khá bất ngờ khi thấy trang phục quân đội được chất đống, bày bán công khai. Thấy tôi để ý tới mấy bộ quân phục, bà chủ tiệm nhanh nhẩu: “Hàng thiệt đó em, đồ tuy cũ một tí nhưng bền lắm, mua về mặc lao động thì hết chê”. Nói rồi chị xáo trong đống áo quần cũ ra vài mẫu khá mới. “Đây này, cái này còn mới cứng nhé. Không thì em chịu khó lựa, trong đây còn nhiều bộ mới lắm”, người bán hàng hồ hởi giới thiệu.
Đi dọc đường Hai Bà Trưng cũng không khó để bắt gặp những “cửa hàng quần áo lưu động” bán quân trang, với đầy đủ kích cỡ mà chủ yếu là "hàng rằn ri". Có ý hỏi nguồn gốc của những bộ quân phục đang được bày bán, một bà chủ không ngại cho biết: “Đồ này may giả cũng nhiều, nhưng hàng giả nhìn chất vải là biết liền. Em yên tâm đi, chị có mối hàng chuẩn, cứ mua về cho bố mẹ mặc lao động, thấy tốt lần sau ghé ủng hộ”. Khi tôi thắc mắc đây là mặt hàng cấm sao có nguồn và bày bán công khai như vậy, chị trả lời tỉnh bơ: “Úi dào, bán cho người ta mang lao động ấy mà. Chị bán lâu giờ có nghe ai nói cấm gì đâu!?”
Với lý giải bán cho người ta mặc để lao động mà tôi nhớ tới trường hợp gặp cách đây không lâu. Hôm đó, tôi đến UBND phường Thuận Lộc để liên hệ công việc thì bắt gặp một nhóm người mặc trang phục quân đội nhưng lại không mang phù hiệu, bảng tên, quân hàm… đang giới thiệu sản phẩm cho người cao tuổi. Tôi thắc mắc vì sao họ đi làm việc mà không mặc đúng quy định của ngành, một người trong số đó trả lời ú ớ "chúng tôi là người ngoài chỉ liên kết với Bộ Quốc phòng", những người còn lại thì đi thẳng.
Trang phục quân đội được bày bán tràn lan, hàng thật hàng giả đều có, được mua bán dễ dàng đã vô tình tạo điều kiện cho những đối tượng có mục đích xấu lợi dụng. Đã có không ít trường hợp lợi dụng lòng tin của người dân với lực lượng vũ trang rồi giả danh, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của người lính. Vì vậy, siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý mạnh tay đối với việc kinh doanh mặt hàng trái phép này là hết sức cần thiết.
Tại Điều 4, Nghị định 59/2006/NĐ-CP "Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện", đã quy định quân trang thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Còn theo Điều 34 Nghị định 120/2013/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu", thì phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sản xuất trái phép, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
Trường hợp người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán quân trang, quân dụng với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà lại vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự về tội “Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Hình phạt nhẹ nhất ở tội này là bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Bài, ảnh: Thảo Vy