您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【sporting – arouca】Loạt bất cập khiến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn rất khiêm tốn

Empire7772025-01-10 21:16:42【Ngoại Hạng Anh】0人已围观

简介Tín dụng cho nhà ở xã hội đang khó khăn như thế nào?Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng phát triển n sporting – arouca

Tín dụng cho nhà ở xã hội đang khó khăn như thế nào?ạtbấtcậpkhiếnnhàởxãhộinhàởchocôngnhâncònrấtkhiêmtốsporting – arouca
Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
Bình Dương: Doanh nghiệp bố trí phòng máy lạnh, bữa ăn miễn phí cho công nhân ở lại nhà máy
Nhà ở cho công nhân
Loạt bất cập khiến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn rất khiêm tốn
Tọa đàm "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp".

Cơ chế chính sách chưa thúc đẩy nhà ở cho công nhân

Theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, tác động của dịch Covid-19 lần thứ 4 tới các KCN cho thấy, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế.

Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách để thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, các độ vênh giữa quy định pháp luật để thúc đẩy phát triển loại hình này.

Theo TS. Hán Minh Cường, Công ty CP tập đoàn Sgroup, các KCN truyền thống sau quá trình phát triển “nóng” đã bộc lộ những bất cập như vấn đề nhà ở cho người lao động, thiếu hạ tầng xã hội và các công trình tiện ích phục vụ, vấn đề ô nhiễm môi trường… Những vấn đề này tiềm ẩn những bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đòi hỏi cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp thích ứng phù hợp.

Cho biết, tiến trình phát triển KCN tại các nước phát triển trên thế giới phát triển qua 4 giai đoạn “tiến hoá” khác nhau, TS Hán Minh Cường nhấn mạnh, tại Việt Nam, về bản chất, hầu hết các KCN hiện nay đều có thể được coi là các KCN thuộc giai đoạn đầu tiên với tiêu chuẩn thấp.

Bà Tố Loan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ cho biết, hiện phần lớn người lao động đang ở trọ trong điều kiện ở không đảm bảo tái tạo lại sức lao động (diện tích chật hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh, an ninh,...), không có cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, sinh hoạt văn hóa.

“Những yêu cầu về phát triển bền vững cùng những đòi hòi về khả năng thích ứng với các biến động như vấn đề đại dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc chuyển đổi các KCN truyền thống thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, KCN sinh thái… tại Việt Nam hiện nay”, TS. Hán Minh Cường cho biết.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về Quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong đó đã đưa ra khái niệm và tiêu chí cho việc hình thành một Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

“Tuy nhiên, sau hơn 3 năm Nghị định được ban hành, chưa có bất cứ một khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ nào được thành lập mới hoặc chuyển đổi từ khu công nghiệp hiện có. Các đề xuất chuyển đổi hiện mới đang nằm trên giấy, chưa được chấp thuận mà nguyên nhân chính là thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể làm cơ sở”, TS. Hán Minh Cường nói.

Ba nút thắt trong phát triển nhà ở công nhân

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Cty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền cho biết, mặc dù Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tuy nhiên trên thực tế khi triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến mục tiêu phát triển nhà ở công nhân chưa đạt được theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Đồng thời việc đầu tư của DN gặp nhiều khó khăn.

Ba nút thắt trong phát triển nhà ở công nhân được ông Phạm Hồng Điệp chỉ ra là: thiếu hụt nguồn vốn; thiếu hụt quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân; quy trình đầu tư dự án NƠXH không khác nhà ở thương mại là bao, trong khi giá bán và lợi nhuận mang về lại thấp hơn nhiều. Tất cả những điều này khiến DN kinh doanh bất động sản không mặn mà tham gia đầu tư.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư - Quản lý các KCN Bắc Giang cũng cho biết, mặc dù các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã rất quan tâm, tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân KCN vẫn còn nhiều vấn đề còn vướng mắc.

Trong đó, thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn phức tạp, nhiều điều kiện ràng buộc: Đối tượng mua nhà, điều kiện mua nhà, định mức lợi nhuận, nguồn vốn, thời gian thu hồi vốn chậm… nên các nhà đầu tư chưa quan tâm; nguồn vốn ngân sách cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các đối tượng chính sách, đặc biệt là triển khai cho vay theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

“Nhà nước cần xây dựng đồng bộ hệ thống pháp lý khuyến khích, ưu đãi, bảo đảm cho quyền lợi của BĐS là nhà ở và công trình dịch vụ cho công nhân KCN bình đẳng trước các sản phẩm BĐS khác, tạo nên môi trường thu hút kinh doanh tốt”, TS KTS Nguyễn Xuân Hinh, Trưởng Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc Hà Nội nhấn mạnh.

Đại diện Bộ xây dựng cho biết, để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng đang đề xuất 2 gói tín dụng trị giá 65 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách để “mở đường” cho nhà ở công nhân như về quy hoạch, quỹ đất, đề xuất UBND cấp tỉnh phải bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê (đảm bảo đáp ứng tối thiểu 50% số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở) có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân, tuy nhiên phải bố trí riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng.

很赞哦!(48112)