【keets quar bongs ddas】Diễn đàn Lao động di cư ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11

AFML là một hoạt động thường niên trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư.

Cho tới thời điểm hiện tại,ễnđànLaođộngdicưASEANsẽdiễnravàothákeets quar bongs ddas đã diễn ra 8 Diễn đàn khu vực. Diễn đàn AFML lần thứ 9 năm nay sẽ được diễn ra tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) từ ngày 9-10/11/2016 với chủ đề “Chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người lao động di cư ASEAN thông qua việc tăng cường an sinh xã hội”, tập trung vào hai nội dung chính là tình hình hiện tại của an sinh xã hội cho người lao động di cư ASEAN và hướng tới tính di động của bảo hiểm xã hội cho người lao động di cư.

lao dong di cu
Nhiều đại diện các tổ chức xã hội và quốc tế về lao động di cư tham dự hội thảo. Ảnh: MĐ

Tại hội thảo quốc gia chuẩn bị cho AFML lần thứ 9 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 9/9, bà Lê Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, mặc dù Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã định liệu được các biện pháp để tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động tay nghề cao, song hầu hết lao động di cư trong khu vực đều thuộc nhóm tay nghề thấp và nhiều trường hợp di cư lao động không có giấy tờ hợp pháp. Bên cạnh đó, thực tế nhiều lao động di cư trong khu vực không được hưởng an sinh xã hội, họ bị mất đi những quyền trong nước và phải đối mặt với sự bảo hộ rất hạn chế, không công bằng ở nước ngoài.

Do đó, bà Dung cho rằng đảm bảo cho người lao động di cư trong khu vực chính thức cũng như phi chính thức được tiếp cận bình đẳng đến những lợi ích an sinh xã hội là điều rất quan trọng. Việc thực hiện các Hiệp định an sinh xã hội song phương nhằm hướng tới tính di động của bảo hiểm xã hội trong bối cảnh này cũng sẽ giúp lao động di cư có thể duy trì những quyền của họ đối với lương hưu và đảm bảo các quyền này có thể được chuyển giao qua biên giới.

Hiện Việt Nam đang nỗ lực sớm hoàn thiện sửa đổi Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phù hợp với tình hình mới cũng như triển khai xây dựng nghị định hướng dẫn điều luật liên quan tới việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hiện đã được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014.

Còn theo ông Chang – Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong năm 2015 Việt Nam có 115 nghìn lao động di cư đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 35% là lao động nữ. Tuy nhiên, điều kiện của lao động di cư hiện nay gặp phải nhiều khó khăn do vậy cần có khuôn khổ pháp lý hiệu quả và giải pháp để thực thi pháp luật, đồng thời cần phải đưa vấn đề an sinh xã hội của lao động di cư vào chương trình bảo trợ quốc gia. An sinh xã hội phải được nhìn nhận là một cấu phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn cầu/.

Mai Đan