【bxh giải vô địch u20 new south wales úc】Chờ mong tín hiệu vui

Năm 2013,ờmongtínhiệbxh giải vô địch u20 new south wales úc người hâm mộ Cố đô mừng vui khi đội bóng con cưng đã trở lại mái nhà xưa sau khoảng thời gian lặn ngụp tại giải đấu chỉ nhỉnh hơn phong trào chút xíu. Tiếp nữa, ở những môn như vật, karatedo… niềm vui của người yêu thể thao xứ Huế như được nhân đôi khi mà môn thi đã và đang tạo dấu ấn của mình ở đấu trường đỉnh cao, môn thì dần lấy lại vị thế một thời trên bản đồ thể thao cả nước…

 

Ông Phan Công Tuyên - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chúc mừng đội bóng đá Huế giành quyền lên chơi giải hạng Nhất mùa bóng 2014

Về mảng phong trào, không nói đến những cầu lông, bóng bàn, quần vợt… đang ngày càng phát triển sâu rộng, chỉ riêng ở bóng đá sân cỏ nhân tạo, dù sinh sau đẻ muộn nhưng món thể thao này thu hút khá đông người tham gia. Từ nhu cầu đó, hàng loạt sân cỏ nhân tạo được xây lên – tất nhiên trên tinh thần xã hội hóa – đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về một sân chơi phong trào nhưng chất lượng, đẳng cấp.

Hẳn nhiên trong niềm vui cũng có nỗi buồn - dẫu rằng nỗi buồn ấy xuất phát bởi nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Không đáp ứng đủ những yêu cầu (hợp lý) về đãi ngộ, thể thao Huế phải tiếc nuối nhìn Như Ý, Kim Phụng (cờ vua) ra đi; không đảm bảo được tương lai cho VĐV sau khi giải nghệ, nên dù đang trong thời kỳ đỉnh cao nhưng Hoàng Công Phước (điền kinh) ngậm ngùi dứt nghiệp VĐV để tiếp tục theo đuổi con chữ vốn đang dang dở. Mà cũng đâu đã hết, tiếng là đem về khá nhiều huy chương quốc gia, quốc tế nhưng hiện tại, 10 VĐV được xem là trụ cột của tuyển vật tỉnh cũng đang lo cho tương lai của mình khi chưa được tái ký hợp đồng, dù rằng điều này “tất - lẽ - dĩ - ngẫu” phải được thực hiện từ lâu.

Trước và trong khi diễn ra SEA Games 27, không khí thể thao Huế cứ trầm trầm. Bắt nguồn từ việc chảy máu VĐV nên người hâm mộ Cố đô không được chứng kiến cảnh VĐV tỉnh nhà vinh dự khoác lên vai lá quốc kỳ đỏ thắm như những kỳ đại hội trước đây. Thậm chí, còn chắc lưỡi tiếc rẻ khi nghe tin Như Ý, Bảo Trâm (cờ vua), Nguyễn Viết Quốc (Kempo)… giành huy chương tại ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á trong màu áo khác.

Điều đáng nói, chuyện chảy máu VĐV - theo như HLV Bảo Tài - đã dự báo cách đây rất lâu. Còn theo HLV điền kinh Lương Thị Bạch Yến, chuyện phối hợp với ngành giáo dục tuyển chọn VĐV học đường nhằm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng VĐV đỉnh cao có từ thời nguyên GĐ Sở TDTT Ngô Văn Trân – nay gần như chỉ làm theo kiểu chiếu lệ…

Nói “mất bò mới lo làm chuồng” khi Đề án phát triển thể thao thành tích cao được triển khai sau thời điểm Huế chứng kiến nạn chảy máu VĐV cũng không sai. Dẫu vậy, đây vẫn là một cố gắng rất lớn của tỉnh, của ngành trong thời điểm Huế cùng cả nước phải “thắt lưng buộc bụng”. Dù rằng còn quá sớm để nói về hiệu quả nhưng qua những động thái đáng như từng bước nâng cao chế độ dinh dưỡng, đãi ngộ, xây dựng nhà tập luyện chuyên biệt cho VĐV; chọn ra những môn trọng điểm để đầu tư tập trung, có chiều sâu…, tin rằng thời gian tới, thể thao Huế sẽ khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ thể thao quốc gia.