Empire777

Trong di sản Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập và Di chúc được xem l& tỷ số tot hôm nay

【tỷ số tot hôm nay】Từ Tuyên ngôn độc lập đến Di chúc thiêng liêng

Trong di sản Hồ Chí Minh,ừTuynngnđộclậpđếtỷ số tot hôm nay Tuyên ngôn độc lập và Di chúc được xem là một trong những bảo vật hàng đầu của quốc gia. Hai văn kiện lịch sử này ra đời vào thời điểm, bối cảnh khác nhau; mỗi văn kiện có nội dung, giá trị, ý nghĩa riêng. Trải qua thử thách của thời gian, cả hai từ là văn kiện lịch sử trở thành tác phẩm chính luận đặc sắc, có giá trị toàn diện về nội dung, nghệ thuật, chính trị, tư tưởng, văn hóa, nhân sinh.

Tuyên ngôn độc lập

Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Điều này chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng tiếp thu giá trị văn hóa, thành tựu và bước tiến bộ về quyền con người của nhân loại. Nhưng Người không dừng lại ở chỗ đó. Ngay sau câu trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ, Người viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, với ba chữ “suy rộng ra”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển quyền cá nhân thành quyền dân tộc, gắn quyền cá nhân với quyền dân tộc.

Rõ ràng, vào thời điểm năm 1945, quan điểm về quyền dân tộc, gắn quyền cá nhân với quyền dân tộc là sự đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho thế giới nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về nhân quyền và dân quyền. Ghi nhận đóng góp to lớn này, năm 1959, trường đại học Patgiagiaran (Indonesia) trao tặng Người bằng Tiến sĩ Luật khoa danh dự; giám đốc trường phát biểu: “Tuyên ngôn độc lập là một đạo luật mới của nhân dân thế giới khẳng định quyền tự do, độc lập bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp bức”. Năm 1960, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố “khẩn thiết chấm dứt một cách mau chóng và vô điều kiện chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện” đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc đặt ra trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam cách đó 15 năm. 

Tuyên ngôn độc lập đưa ra những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn vững chắc nhằm khẳng định dân tộc Việt Nam phải được quyền sống trong độc lập, tự do như các dân tộc khác. Trong hơn 80 năm, thực dân Pháp đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”, “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, thực hiện các chính sách chà đạp chân lý, nhân đạo, chính nghĩa, trái ngược với tinh thần Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của chính nước Pháp. Trong 5 năm, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật: Mùa thu năm 1940, khi Nhật chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”, từ đó “nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”, Nhân dân ta chịu đựng hai tầng áp bức; ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp, “bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”. Khi Việt Minh lãnh đạo Nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Cho nên, căn cứ vào các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, nếu công nhận độc lập các nước bị phát xít chiếm đóng thì phải công nhận độc lập của Việt Nam vì Việt Nam đã đứng về phe Đồng Minh để chống phát xít, giành độc lập.

Từ những cơ sở đó, Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(1).

Ý thức và quyết tâm giữ vững chủ quyền dân tộc là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử của dân tộc ta, các bài Nam quốc sơn hà (thế kỷ XI), Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), lời dụ Nam quốc anh hùng chi hữu chủ của Quang Trung (thế kỷ XVIII) là những tuyên ngôn đanh thép về độc lập chủ quyền của dân tộc. Phát huy truyền thống đó, Tuyên ngôn độc lập đã kết tinh ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc, tiếp tục khẳng định ý thức và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước trong thế kỷ XX khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (2).

Lời trịnh trọng tuyên bố đó đã được toàn dân ta thực hiên một cách kiên cường trong cuộc trường chinh 30 năm (1945-1975) chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nhằm khôi phục độc lập, thống nhất Tổ quốc. Sau giải phóng miền Nam, đó là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, những nỗ lực to lớn trong bối cảnh hết sức khó khăn nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta ở Biển Đông.

Di chúc thiêng liêng

Mở đầu Di chúc, Bác Hồ viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải trải qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. / Đó là một điều chắc chắn”. Đoạn giữa Di chúc, Bác nhắc lại: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người còn dự báo: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa”; “Còn non, còn nước, còn người / Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Như vậy, tinh thần Tuyên ngôn độc lập được thể hiện sâu sắc ngay từ đầu Di chúc: Khẳng định chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và quyết tâm, vững tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nói về Đảng, trước tiên, Bác Hồ khẳng định công lao to lớn của Đảng trong thời gian qua. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Ở đây, chỉ với một câu ngắn (55 từ), Bác đã rút ra từ thực tiễn các nhân tố cơ bản làm nên thắng lợi của Đảng: Đảng thực hiện đoàn kết (đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế); lấy phục vụ giai cấp, phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc làm mục tiêu trên hết;  biết tổ chức và lãnh đạo, có đường lối, chủ trương đúng đắn.

Từ đó, Người đưa ra lời khuyên về đoàn kết, thực hành dân chủ, tự phê bình và phê bình. Lời khuyên đó là: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” (3). 

Đặc biệt, Người chỉ rõ, trong điều kiện là một Đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh là cực kỳ quan trọng. Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong đoạn văn ngắn này, Bác sử dụng 4 lần điệp từ “thật”, “thật sự” để làm nổi bật yêu cầu tính thực chất, có chất lượng và hiệu quả cao của vấn đề xây dựng Đảng và đạo đức cách mạng. Điều đó cũng có nghĩa là mọi qua loa, ra vẻ, giả tạo, xảo trá, nói một đường làm một nẻo trong rèn luyện đạo đức cách mạng đều thể hiện chưa thấu triệt - nếu không nói là trái ngược - tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Ngay từ lúc còn chiến tranh, Bác đã thấy cần thiết phải chỉnh đốn Đảng khi căn dặn sau khi thắng Mỹ, “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Chỉnh đốn lại Đảng là cụm từ do Bác dùng trong Di chúc; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng quyết liệt từ những năm qua chính là làm theo lời dạy của Bác cách đây 50 năm.

Trong lãnh vực kinh tế và văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”; vạch ra đường lối tổng thể để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng, phát triển đất nước sau khi cuộc kháng chiến kết thúc. Người cho rằng: “Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” (4).

Trong Di chúc, chúng ta còn học tập ở Bác tâm hồn, phẩm chất, nhân cách cao đẹp của một con người vĩ đại mà hết sức khiêm tốn, bình dị. Cả đời cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân; vậy mà Bác chỉ tự coi mình là người phục vụ. Bác dùng hơn 10 lần từ “phục vụ” trong Di chúc khi đề cập đến bản thân mình. Chỉ một đoạn mở đầu nói “về việc riêng”, đã có 4 từ “phục vụ”: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bác còn dặn sau khi Người qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của Nhân dân.

Di chúc được kết thúc bằng điều mong muốn cuối cùng của Bác: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (5).

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những lời căn dặn cuối cùng trước lúc đi xa - thật ngắn gọn, đầy đủ, ân cần, sâu sắc; kết tinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao đẹp của Người; soi sáng, làm nên thắng lợi của cách mạng nước ta trong nửa thế kỷ qua. Thắng lợi đó là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng tốt hơn, an ninh quốc phòng được giữ vững, bạn bè quốc tế nhiều, uy tín và vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng cao.

Tư tưởng uyên thâm, giá trị muôn đời

Từ Tuyên ngôn độc lập đến Di chúc thiêng liêng, dòng chảy của tư tưởng Hồ Chí Minh như liên tục, nhất quán, uyên thâm: Khẳng định, đề cao độc lập, chủ quyền, thống nhất của đất nước; mục tiêu của Đảng là làm cho Tổ quốc hòa bình, độc lập, thống nhất, giàu mạnh, Nhân dân có cuộc sống tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc; lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân trên hết, Nhân dân vừa là động lực vĩ đại của cách mạng vừa là đối tượng được thừa hưởng thành quả cách mạng; Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng là nhân tố quyết định thắng lợi; tỏa sáng tấm gương Hồ Chí Minh, người cộng sản chân chính, suốt đời hy sinh vì nước, vì dân, vì tinh thần quốc tế vô sản trong sáng.

Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập và Di chúc thiêng liêng của Người chẳng những vẫn giữ nguyên giá trị mà còn tỏ rõ sức sống mãnh liệt cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo trong cục diện thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Tuyên ngôn độc lập và Di chúc Bác Hồ mãi mãi soi sáng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vững bước trên con đường đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

PHẠM MINH KHẢI

 

-------------

(1), (2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, các trang 3, 4.

(3), (4), (5) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, các trang 38, 33, 40.

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap