【tỷ số giải hạng nhất anh】Hình ảnh Nam Âu điêu đứng vì nắng nóng

TheìnhảnhNamÂuđiêuđứngvìnắngnótỷ số giải hạng nhất anho các chuyên gia khí tượng, một vùng xoáy nghịch mới từ Bắc Phi tràn vào Nam Âu hôm 16/7 có thể nâng nhiệt độ trong khu vực lên trên mức kỷ lục 48,8 độ C từng được ghi nhận ở Sicily, Italia hồi tháng 8/2021, tiếp sau đợt nắng nóng Cerberus vào tuần trước.

Dự báo mức nhiệt độ ở một số khu vực châu Âu vào ngày 18/7. Ảnh:  Ventusky.com

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cảnh báo, châu lục có thể chứng kiến nền nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay trong đợt nắng nóng mới được gọi là Charon. Hôm 10/7, Tổ chức Khí tượng thế giới cho biết, Trái đất đã trải qua vài ngày nắng nóng kỷ lục đầu tháng 7, sau tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận theo ESA.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine thống kê, hơn 60.000 người trên khắp châu Âu đã thiệt mạng vì các đợt nắng nóng mùa hè năm ngoái, với tỉ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận ở Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Báo Guardian trích dẫn thông tin đăng tải trên chuyên trang thời tiết ILMeteo cho hay, Italia đã trở nên ngột ngạt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao bất thường hôm 16/7. Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi một cơn bão nhiệt khác dự kiến xuất hiện hôm nay (17/7), đẩy nhiệt độ lên mức cao nhất có thể là 47 độ C ở Sardinia, cũng như 45 - 46 độ C ở các vùng Puglia và Sicily.

Du khách tìm chỗ bóng râm để tránh nắng nóng ở Rome, Italia. Ảnh: AP

Nhiệt độ ở Rome, nơi thu hút đông khách du lịch, có thể tăng đến 42 - 43 độ C vào ngày 18/7. Bộ Y tế Italia đã đặt 16 thành phố trên khắp cả nước, bao gồm cả Rome, Florence, Bologna, Bari, Cagliari và Palermo trong tình trạng “báo động đỏ”, đồng nghĩa nắng nóng gay gắt có thể đe dọa sức khỏe của toàn bộ người dân.

Bộ trưởng Y tế Orazio Schillaci khuyến nghị mọi người nên ở trong nhà, tránh ra đường nếu không cần thiết từ 11h – 18h hàng ngày để tránh các rủi ro về sức khỏe.

Italia là một trong những quốc gia châu Âu dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, với hơn 50 người đã tử vong vì các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong vòng 13 tháng qua. Luca Mercalli, Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Italia nhận định, các đợt nắng nóng chắc chắn có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu.

Tại Hy Lạp, nắng nóng thiêu đốt buộc nhà chức trách phải đóng cửa tạm thời điểm tham quan thành cổ Acropolis từ 11h30 - 17h30 hôm 14/7, để bảo vệ khách du lịch khỏi nguy cơ bị mất nước và say nắng.

Nhân viên Hội Chữ thập đỏ phân phát nước mát cho du khách ở Acropolis, Hy Lạp. Ảnh: Bloomberg

Các cơn gió đã giúp giảm nhiệt ở một số vùng của Hy Lạp, với mức giảm ước tính là 4 độ C. Tuy nhiên, chuyên gia khí tượng Sakis Arnaoutoglou khuyến cáo điều này chỉ là tạm thời và nhiệt độ dự kiến sẽ tăng lên đến hơn 41 độ C trong 6 ngày liên tục kể từ 20/7.

Tại Tây Ban Nha, các nhà dự báo thời tiết đã cảnh báo về nguy cơ cháy rừng và tình trạng khi ngủ vào ban đêm khi nhiệt độ duy trì ở mức trên 25 độ C khắp đất nước. Đợt nắng nóng dự kiến sẽ tăng cường từ đầu tuần này, với nhiệt độ lên tới 44 độ C ở thung lũng Guadalquivir, gần Seville ở phía nam đất nước.

Trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canaries của Tây Ban Nha, ít nhất 4.000 người đã phải sơ tán do cháy rừng vượt khỏi tầm kiểm soát sau một đợt nắng nóng hoành hành.

Thủ tướng Israel nhập viện vì cả ngày đứng dưới nắng nóng

Thủ tướng Israel nhập viện vì cả ngày đứng dưới nắng nóng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau khi nhập viện đã hồi phục trở lại, và được chẩn đoán bị mất nước.