【tỷ số bóng đá cúp c2 châu âu】Hội nghị thượng đỉnh EU
Đúng như phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel,ộinghịthượngđỉtỷ số bóng đá cúp c2 châu âu "người ta không thể giải quyết khủng hoảng chỉ trong một hội nghị thượng đỉnh".
Hội nghị Brussels vừa qua đã làm sáng tỏ một nguyên tắc hữu ích mà lâu nay không được tuân thủ trong phạm vi EU. Một liên minh không thể chấp nhận trong đội ngũ của mình có những thành phần chỉ tìm cách tranh thủ lợi ích mà tập thể mang lại nhưng không muốn trả giá và tôn trọng kỷ luật chung.
Anh là nước chưa bao giờ tin tưởng đồng euro và thực chất không muốn có sự tồn tại của đồng euro. Các nước châu Âu khác không thể ép buộc và chờ đợi Anh để tiến bước, bởi London lâu nay vẫn lựa chọn giữ khoảng cách với các nước trong EU.
Sau Hội nghị Brussels, các nước có quyền đặt câu hỏi rằng liệu sự tham gia của Anh trong thị trường chung châu Âu, cũng như sự hiện diện của nước này trong Ủy ban châu Âu và trong các thể chế cộng đồng khác có còn chính đáng hay không. Ngược lại, có thêm một điều được làm sáng tỏ đó là vai trò động lực mà cặp Pháp-Đức đang và sẽ tiếp tục phải thể hiện trong công cuộc xây dựng châu Âu.
Hiệp ước liên chính phủ mà 26 nước thành viên của Liên minh mới phải soạn thảo tới đây bắt nguồn từ thỏa thuận mà Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Sarkozy đã đạt được ngày 5-12 tại Paris. Liên minh tiền tệ đã tìm thấy liên minh song hành cần phải có, đó là liên minh kinh tế sẽ ra đời sau Hội nghị Brussels.
Một công ước thực sự về ngân sách sẽ được xây dựng giữa các nước chấp nhận bước vào "cuộc phiêu lưu". Điều này sẽ dẫn đến việc tinh thần kỷ luật phải được đưa vào tất cả các văn bản pháp quy của từng nước và các biện pháp trừng phạt tự động cũng sẽ phải được áp đặt cho những thành viên không tôn trọng cam kết. Đó là một sự chuyển giao chủ quyền quan trọng và cần thiết cho dù sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở nước này hay nước khác trong EU.
Nhiều biện pháp cấp bách đã được thảo luận tại Brussels để tránh tình trạng khủng hoảng lan rộng, trong đó có lời hứa tăng cường "bức tường lửa" tài chính và gửi gắm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) một vai trò lớn trong nỗ lực cứu vớt đồng euro. Vấn đề chỉ còn là đưa tinh thần này vào các văn bản và tìm cách thông qua ở mỗi nước thành viên cũng như huy động được số tiền mà lãnh đạo các nước đã cam kết.
Tuy nhiên, việc biến các văn bản nói trên thành hiện thực không hề đơn giản, khi mà vẫn tồn tại nhiều khoảng tối trong các biện pháp được đề xuất. Điều này giải thích tại sao Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn cương quyết bảo vệ lập trường phản đối việc trở thành "lính cứu hỏa" cuối cùng trong khu vực.
Bên cạnh đó, người ta không khỏi đặt ra nghi vấn liệu các biện pháp đoàn kết có đủ sức trợ giúp hay không? Các nước đã quyết định đóng góp 1/3 nguồn tài chính cho IMF để phục vụ các chương trình trợ giúp châu Âu. Con số đề nghị lên đến 200 tỷ euro, trong đó 150 tỷ cho 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu và 50 tỷ cho 10 nước khác.
Đề nghị này sẽ phải được xem xét và quyết định trước kỳ nghỉ lễ Noel. Đáng chú ý, những khoản cho vay này không phải được chuyển qua hệ thống ngân hàng trung ương mà phải đến từ chính IMF, và cũng không phải là một quỹ "dành để hiến tặng châu Âu".
Cũng như 15 hội nghị thượng đỉnh trước, sự thiếu chắc chắn và thiếu rõ ràng để lại sau hội nghị lần này có nguy cơ dẫn đến những chấn động mới đối với các thị trường. Và châu Âu sẽ lại phải nghĩ tới việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mới. Thời gian từ nay đến hội nghị mới sẽ kéo dài được bao lâu?
Cẩm Tuyến