Empire777

Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, vùng đất - đơn vị hàn kêt quả c2

【kêt quả c2】Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Vị Thanh

Sau ngày miền Nam giải phóng,ịThanhHnhthnhvphttriểnVịkêt quả c2 thống nhất đất nước, vùng đất - đơn vị hành chính Vị Thanh tiếp tục có sự điều chỉnh với nhiều thay đổi cho phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Một góc Công viên Chiến Thắng ở thành phố Vị Thanh ngày nay.  Ảnh: Lý Anh Lam

Thị xã Vị Thanh những năm đầu giải phóng

Sau khi Ủy ban Quân quản thị xã Vị Thanh tiếp quản toàn bộ tỉnh lỵ Chương Thiện của chính quyền Việt Nam cộng hòa, thiết lập bộ máy hành chính tại 11 ấp, trên cơ sở 9 ấp của xã Vị Thanh cũ. Tháng 10-1975, trên cơ sở 11 ấp, chính quyền thị xã thành lập 2 phường và 3 vùng (như thời chiến), bao gồm: phường Tân Thành (gồm ấp Vị Thanh); phường Thiện Tín (gồm ấp Vị Thiện và Vị Tín); vùng I (gồm ấp Vị Hưng và Vị Nghĩa); vùng II (gồm ấp Nàng Chăn, Vị An A và Vị An B); vùng III (gồm ấp Vị Long, Vị Hòa và Vị Đức). Đến tháng 6-1976, các vùng I, II, III đổi thành các phường I, II, III.

Thị xã Vị Thanh nhập với huyện Long Mỹ, đơn vị hành chính Vị Thanh ra đời (1978-1999)

Để xây dựng cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, ngày 1-1-1978, Hội đồng Chính phủ quyết định hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thành huyện mới gọi là huyện Long Mỹ. Như vậy, khu vực thị xã cũ trở thành bộ phận của huyện Long Mỹ, với cấp hành chính: thị trấn Vị Thanh cùng với thị trấn Long Mỹ và 12 xã (Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Thuận Hưng, Xà Phiên, Lương Tâm, Long Bình, Long Trị, Long Phú, Hỏa Lựu).

Ngày 23-10-1978, tách một phần đất thị trấn Vị Thanh, lập xã mới Vị Tân với 5 ấp.

Ngày 21-4-1979, xã Hỏa Lựu lúc này thuộc huyện Long Mỹ cũng tách một phần đất lập xã Hỏa Tiến.

Thực hiện chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng, tháng 1-1982, huyện Long Mỹ chia tách thành 2 huyện mới: Long Mỹ và Vị Thanh.

Huyện Vị Thanh có địa giới hành chính: Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), phía Nam giáp huyện Long Mỹ, phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp và phía Tây giáp huyện Gò Quao (Kiên Giang). Đơn vị hành chính trực thuộc huyện Vị Thanh gồm 14 xã: Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Tân, Vị Đông, Vị Xuân, Vị Thanh, Vị Bình, Vị Thủy, Vị Lợi, Vĩnh Lập, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vĩnh Hiếu, Vĩnh Thuận Tây và thị trấn Vị Thanh.

Thành lập lại thị xã Vị Thanh

Để sắp xếp lại đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cần Thơ, phù hợp bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 1-7-1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 45/1999 về việc thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy. Thị xã Vị Thanh thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích thị trấn Vị Thanh cùng các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Vị Tân và một phần xã Vị Đông. Hoạt động thị xã Vị Thanh chính thức từ ngày 1-9-1999 sau lễ công bố. Như vậy, thị xã Vị Thanh cùng với thành phố Cần Thơ là 2 trung tâm đô thị lớn của tỉnh Cần Thơ.

 Địa giới hành chính thị xã: Đông giáp huyện Vị Thủy, Tây giáp huyện Gò Quao (Kiên Giang), Nam giáp huyện Long Mỹ, Bắc giáp huyện Vị Thủy và huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Đơn vị hành chính thị xã được cơ cấu lại, gồm 4 phường mới lập: I, III, IV, V và 3 xã Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến. Thị xã có diện tích tự nhiên: 11.582,15ha, dân số 70.456 người.

Ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI ra Nghị quyết số 02 về chia tách tỉnh Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh mới Hậu Giang.

Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2004, bao gồm các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ. Tỉnh lỵ là thị xã Vị Thanh.

 Kể từ thời điểm này, với vai trò tỉnh lỵ: Trung tâm hành chính tỉnh Hậu Giang, thị xã Vị Thanh xây dựng quy hoạch, phát triển để trở thành đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu - Bắc bán đảo Cà Mau.

Thành lập thành phố Vị Thanh

Ngày 28-9-2010, UBND thị xã Vị Thanh long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ, thành lập thành phố Vị Thanh, trực thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số 9 đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh. Đây là thành phố thứ 13 của đồng bằng sông Cửu Long đạt tiêu chí đô thị loại III sau 10 năm tái lập thị xã.

Trung tâm thành phố Vị Thanh cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60km, cách thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) 60km. Nếu đi đường thủy theo sông Cái Lớn ra biển Tây khoảng 50km; theo kinh xáng Xà No - sông Cần Thơ, tới bến Ninh Kiều khoảng 45km. Xa hơn nữa, thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240km.

Tính từ khi thôn Hỏa Lựu ra đời (1835), kế đến là làng Vị Thanh (1894) cho thấy nhiều diễn biến về đơn vị hành cính, trên vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu xưa khá phức tạp và đổi thay, bổ sung nhiều lần. Nguyên nhân, do thành quả công cuộc khẩn hoang mở đất cũng như chế độ cai trị của thực dân Pháp. Đặc biệt, trong chiến tranh, phía chính quyền cách mạng thành lập các đơn vị hành chính theo đặc thù tình hình để phù hợp với sự chỉ đạo, đấu tranh cách mạng.

Từ sau ngày 30-4-1975, sang thời hòa bình thống nhất đất nước, diễn biến đơn vị hành chính Vị Thanh dần đi vào ổn định theo hướng đô thị hóa, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển quê hương thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

VỊ THANH

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap