Ukraine muốn mời HĐBA LHQ thăm vùng chiến sự ở miền Đông
TheìnhhìnhUkrainemớinhâtngàyIMFhoãnhỗtrợtàichíkèo mc hôm nayo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên Vietnamplus, AFPđưa tin, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Volodymyr Yelchenko ngày 4/2 đã bày tỏ mong muốn mời Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tới thăm khu vực miền Đông Ukraine bị chiến tranh tàn phá trong những tháng tới.
Phát biểu với báo giới, ông Yelchenko cho rằng thời điểm "lý tưởng" để thực hiện chuyến thăm tới khu vực Donetsk thuộc miền Đông Ukraine sẽ là vào mùa hè năm nay.
Đại sứ Yelchenko cũng cho hay Nga "khá bi quan" về chuyến thăm được đề xuất này, vốn vẫn đang ở trong giai đoạn lên kế hoạch, và đề xuất rằng không phải toàn bộ 15 đại sứ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tham gia chuyến thăm.
Tháng 1/2016, Ukraine đã tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với tư cách thành viên không thường trực. Ukraine và Phương Tây đã cáo buộc Nga ủng hộ lực lượng ly khai ở miền Đông và đưa quân chính quy qua biên giới, điều mà Moskva đã nhiều lần phủ nhận.
Cải cách ở Ukraine không đạt bất cứ thành quả nào
Infonetđưa tin, nhà kinh tế học Mark Adomanis nhận định, khác với Nga, Ukraine không đạt được thành tựu trong vấn đề cải cách mặc cho những tuyên bố hùng hồn của Kiev.
Theo hãng tin Ria Novosti, chuyên gia phân tích kinh tế của Tạp chí Forbes Mỹ sau khi tìm kiếm các dữ liệu chứng minh cho sự cải thiện chất lượng môi trường pháp lý ở Ukraine đã kết luận rằng, các tuyên bố của Kiev về việc thực hiện cải cách thành công là không đúng với thực tế. Nhận định trên được ông Adomanis đăng trên tài khoản Twitter của mình.
Cải cách ở Ukraine không đạt bất cứ thành quả nào
Đặc biệt Adomanis trích nhận xét của nhà sử học về các vấn đề giữa Mỹ và Ukraine Alexander Motyl cho hay, Ukraine “đã áp dụng cải cách hệ thống chậm nhưng còn chậm hơn cả Nga ngay cả trong giai đoạn nước này đang trong tình trạng khủng hoảng” và “nếu như tiếp tục xu hướng hiện tại, nó (Ukraine) thậm chí có thể biến mất”.
Tuy nhiên theo nhà kinh tế Adomanis, tuyên bố của ông Motyl giống như một sự mỉa mai trong bối cảnh Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavicius vừa bất ngờ từ chức. Nguyên nhân được cho là do sự thiếu hiệu quả trong hoạt động cải cách ở Ukraine.
IMF hoãn hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Theo báo điện tử Đất Việt, việc phân bổ đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Ukraine, vốn được dự kiến thực hiện vào tháng 2/2016, đã bị hoãn lại. Lý do là cho tới nay IMF và Kiev vẫn không thể nhất trí về phương án mới của bản ghi nhớ hợp tác, khiến hoạt động phân bổ ngân sách của quỹ bị cản trở.
Hôm 18/12/2015, IMF đã cảnh báo Ukraine về khả năng chấm dứt chương trình cho vay trong trường hợp Chính phủ Ukraine không tính tới những khuyến nghị của tổ chức tài chính này khi thông qua ngân sách năm 2016. Sau đó, ngân sách của Ukraine cuối cùng cũng đã được IMF chấp thuận.
Kinh tế Ukraine đang kiệt quệ
Việc IMF hoãn đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo là một tin xấu đối với Ukraine trong bối cảnh nước này đang cần rất nhiều tiền để thực hiện cải cách. Cuối tháng 1/2016, Ukraine thậm chí đã công bố lộ trình của chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát kinh tế và cải thiện sự thịnh vượng của người dân nước này năm 2016.
Theo tài liệu được đăng tải trên trang mạng của chính phủ Ukraine, các nhiệm vụ kinh tế chính của nội các Ukraine trong năm 2016 là tạo ra nhiều việc làm mới, gia nhập các thị trường xuất khẩu mới, cải thiện giáo dục và y tế, phát triển cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa các dịch vụ hành chính.
Đến thời điểm hiện tại, mối đe dọa siêu lạm phát trong nền kinh tế Ukraine vẫn tiếp diễn và Ukraine đang mấp mé bờ vực phá sản. Ngân hàng Quốc gia Ukraine mới đây cho biết lạm phát của nước này trong năm 2015 đã tăng hơn 44%, so với con số chỉ là 24,9% năm ngoái.
Trang Mạc(T/h)
NASA giúp Việt Nam tăng năng suất nông nghiệp bằng công nghệ cao