您现在的位置是:Empire777 > La liga

【số áo bellingham】Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Empire7772025-01-10 16:03:50【La liga】6人已围观

简介16 doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư gia hạn 7,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệpHoàn thiện số áo bellingham

16 doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư gia hạn 7,óThủtướngLêMinhKháiGỡkhóchothịtrườngtráiphiếudoanhnghiệsố áo bellingham9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Hoàn thiện những bước cuối cùng để hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đi vào hoạt động
"Cởi trói" cho ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp
Đại biểu Sùng A Lềnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đặt vấn đề chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) đặt vấn đề chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Dần tháo gỡ khó khăn

Theo đó, đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) nêu, trong năm 2023, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý 3 lớn nhất với hơn 104.000 tỷ đồng. Việc này có thể làm giảm niềm tin của thị trường và nhà đầu tư dẫn đến việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu đạt thấp.

Vì thế, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên, giúp thị trường phát triển an toàn lành mạnh.

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, hiện nay, thị trường bất động sản, trái phiều doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân là bởi quản lý, sử dụng dòng tiền trong đòn bẩy tài chính còn chưa hợp lý, có một số vi phạm, sai phạm trên thị trường, các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính sau đại dịch…

Phó Thủ tướng cũng phân tích, thị trường bất động sản gặp khó khăn do nguyên nhân pháp lý, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, chưa phù hợp, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập hai tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do hai đồng chí Phó Thủ tướng làm tổ trưởng, để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp.

Hai Tổ công tác này đã có báo cáo, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo để hoàn thiện căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hoạt động thông suốt, hiệu quả. Cùng với đó, theo Phó Thủ tướng là cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo công khai, minh bạch, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức, pháp luật, ổn định tâm lý.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ cũng đã ban hành, sửa đổi nhiều Nghị định, chỉ đạo trực tiếp các dự án bất động sản. Gần đây, dù còn nhiều khó khăn, nhưng việc phát hành, thanh toán, gia hạn, đáo hạn đã ổn định, dần tháo gỡ khó khăn trên tinh thần thực hiện trách nhiệm trên hợp đồng dân sự.

Tuy nhiên, Nhà nước phải tham gia kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy việc thực hiện theo các cam kết, nghĩa vụ, xử lý nghiêm nếu có sai phạm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, nhà đầu tư.

Trước đó, trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và quyết liệt chỉ đạo triển khai hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó xử lý bất cập, điểm nghẽn của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Tính toán kỹ để tăng lương không tăng giá

Chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định về tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. Theo đó, giá của một số loại mặt hàng dịch vụ thiết yếu như điện, y tế, giáo dục, bảo hiểm trong thời gian tới có thể xem xét tăng theo lộ trình giá thị trường. Vì thế, đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết các giải pháp tổng thể về điều hành giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát và tránh được hiệu ứng tâm lý tăng lương, tăng giá.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng chia sẻ, điều hành giá là nghệ thuật cần uyển chuyển trong điều hành kinh tế thị trường, có sự quản lý Nhà nước. Nguyên tắc đặt ra là phải quan tâm tới đời sống, đặc biệt của người dân vùng sâu vùng xa. Theo đó, trong quản lý và điều hành giá, cần phải căn cứ vào tín hiệu thị trường thay đổi hằng ngày; nắm bắt thị trường để có kịch bản điều hành uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu đặt ra về kiểm soát lạm phát. Chính phủ rất quan tâm, đặc biệt với hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm.

"Tháng 7 tới đây, Chính phủ thực hiện tăng lương cơ sở. Chúng tôi tính toán rất kỹ, sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng cũng phải quan tâm quản lý giá để cuối năm 2023 đạt kiểm soát lạm phát trong mục tiêu 4,5%”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

很赞哦!(87912)