【thứ hạng của giải vô địch bóng đá nữ các quốc gia châu âu】Hà Nội: Bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh, nguy cơ mất an toàn thực phẩm gia tăng
Không thể bỏ kiểm dịch nội tỉnh vì chưa phù hợp
Sau hơn một năm Luật Thú y ra đời và được triển khai đã tạo nên hành lang pháp lý trong việc phòng,àNộiBỏquyđịnhkiểmdịchnộitỉnhnguycơmấtantoànthựcphẩmgiatăthứ hạng của giải vô địch bóng đá nữ các quốc gia châu âu chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, bảo đảm an toàn thực phẩm… Tuy nhiên quy định bỏ kiểm dịch nội tỉnh trong hoàn cảnh hiện nay chưa thực sự phù hợp vì tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu liên kết tập trung vẫn đang tồn tại, gây rào cản lớn khi thực thi Luật.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hà Nội cho biết, hiện nay Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc tốp đầu cả nước với tổng đàn trâu bò 170 nghìn con; đàn lợn trên 2 triệu con; đàn gia cầm 26 triệu con…
Với dân số khoảng trên 10 triệu dân sinh sống lao động và học tập trên địa bàn Thành phố, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm của Thành phố năm 2017 ước khoảng 324 ngàn tấn/năm, khoảng 900 tấn/ngày. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi theo xã, vùng trọng điểm với quy mô lớn ngoài khu dân cư và theo hướng an toàn sinh học là định hướng phát triển chăn nuôi bền vững của Hà Nội.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thú y, những năm trước ngành Thú y Hà Nội đã thực hiện tốt Pháp lệnh Thú y, đặc biệt thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật để quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển. Nhưng từ tháng 7/2016 Luật Thú y có hiệu lực, các hoạt động liên quan đến công tác thú y, từ phòng, chống dịch bệnh đến kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật được điều chỉnh theo luật. Trong đó đáng chú ý là chỉ thực hiện kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh, đối với trứng thương phẩm cũng không cần kiểm dịch.
Đồng thời bỏ quy định kiểm dịch “theo số lượng, khối lượng”. Sau hơn một năm triển khai thực hiện quy định này đang gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thú y trong công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý an toàn thực phẩm, cũng như phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của Thành phố.
Theo Luật Thú y, việc kiểm dịch được quản lý theo mối nguy cơ về dịch bệnh động vật như động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vaccine…
Nhưng việc bỏ kiểm dịch nội tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Vì xét trong hoàn cảnh thực tế, hiện nay Thành phố có hơn một nghìn cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có số ít (116 cơ sở) cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung thủ công đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Số còn lại là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc để thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.