您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【nhận định sporting lisbon】Xuất khẩu thủy sản còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong hai tháng cuối năm

Empire7772025-01-11 18:35:34【Cúp C1】3人已围观

简介Xuất khẩu thủy sản còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong hai tháng cuối năm. Ảnh: Tư liệuXuất khẩu thủy nhận định sporting lisbon

Xuất khẩu thủy sản còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong hai tháng cuối năm
Xuất khẩu thủy sản còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong hai tháng cuối năm. Ảnh: Tư liệu

Xuất khẩu thủy sản có tín hiệu hồi phục tích cực

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến hết tháng 10/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4%. Trong đó, tôm đạt 3,2 tỷ USD tăng 2,6%, cá tra đạt 1,2 tỷ USD tương đương cùng kỳ năm ngoái, cá ngừ đạt 598 triệu USD tăng 10%, mực bạch tuộc đạt 475 triệu USD tăng 4,5%, các loại cá khác giảm gần 1% đạt 1,36 tỷ USD. Riêng nhuyễn thể hai mảnh vỏ vẫn giữ được tăng trưởng cao 39% sau 10 tháng, đạt 113 triệu USD.

Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam, chiếm 24% kim ngạch với gần 1,7 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ; tiếp đến là Nhật Bản chiếm 15% với 1,08 tỷ USD, giảm 7%; thị trường Trung Quốc và châu Âu đều chiếm 12% với giá trị lần lượt là 872 triệu USD, giảm 24% và 864 triệu USD tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái...

Theo nhận định của Vasep, con số này cho thấy, sản xuất, xuất khẩu thủy sản có sự phục hồi rất tích cực khi giá trị xuất khẩu của hầu hết các sản phẩm chính đều tăng trưởng trở lại. Nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu vẫn cao, sản xuất chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục và hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong 2 tháng tới khi tỷ lệ tiêm vắc-xin ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng lên nhanh chóng, hạn chế tác động của dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng nhận định, dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, các biện pháp phòng, chống dịch tại các cảng, vận chuyển, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm đã được áp dụng linh hoạt theo tình hình thực tiễn, không làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu thị trường tiêu thụ thủy sản tăng mạnh, đặc biệt thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu.

Chạy nước rút để đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm 2021

Sau khi cả nước được trở về trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng bắt tay vào khôi phục sản xuất, đáp ứng các đơn hàng còn ứ đọng trong thời gian sản xuất cầm chừng thực hiện giãn cách xã hội. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp thủy sản phải chạy nước rút để đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm 2021.

Phía Vasep cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những tháng cuối năm chưa thoát được cơn khủng hoảng suy giảm do nhu cầu giảm, do sản xuất bị ảnh hưởng khiến nguyên liệu chế biến giảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, thủy sản Việt Nam vẫn có cơ hội ở các thị trường.

Đối với thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm, nhất là tôm chân trắng vì sản phẩm này vẫn tiêu thụ tốt tại phân khúc bán lẻ, đồng thời Việt Nam có thể tăng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu như cá ngừ và cá biển khác đóng hộp.

Đối với thị trường châu Âu, mặc dù Covid-19 làm giảm nhu cầu và gây khó khăn cho giao thương thủy sản nhưng tôm chân trắng cũng đang có chiều hướng tăng tiêu thụ trên thị trường này.

Đối với thị trường Trung Quốc, dự báo nhu cầu sẽ hồi phục trong những tháng cuối năm, khi nguồn cung trong nước của Trung Quốc bị sụt giảm do Covid-19. Xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ vẫn duy trì ổn định.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta khẳng định, Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong những tháng cuối năm, nguyên nhân bởi các cường quốc xuất khẩu tôm như Ấn Độ, Indonesia bị dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này khiến nguồn cung tôm trên thị trường thế giới sụt giảm, kéo theo việc tôm trở nên dễ tiêu thụ hơn.

Theo Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, lũy kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng, đồng thời đưa đa số này trở lại hoạt động. Bên cạnh đó, các chính sách gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, và các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động... cũng được ưu đãi cho nhóm đối tượng này. Đây được xem là đòn bẩy cho ngành thủy sản trong quý IV/2021.

很赞哦!(68368)