【bd nga】3 điều kiện để gạo Việt vào Châu Âu
GS.TS nông nghiệp Nguyễn Quốc Vọng,điềukiệnđểgạoViệtvàoChâuÂbd nga (Đại học RMIT - Australia) đã trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề hội thảo “Phát triển thị trường cho gạo Việt Nam sạch và nông sản an toàn hữu cơ”, tổ chức ngày 7/10/2016, tại Hà Nội.
* PV: Theo ông, thế giới đánh giá như thế nào về thương hiệu gạo Việt Nam?
- GS.TS Nguyễn Quốc Vọng:Tôi có thể khẳng định, từ trước đến nay, ở thị trường nước ngoài, nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu, sản phẩm gạo lại càng không có.
Mặc dù gần đây Việt Nam đang xây dựng thương hiệu gạo, nhưng tôi nghĩ thương hiệu không đơn giản chỉ là xây dựng chữ thương hiệu hoặc có bản đồ chỉ dẫn địa lý là xong mà thương hiệu là một quá trình rất lâu dài của một ngành hàng, trong đó phải chứng tỏ cho khách hàng yên tâm về chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và có dịch vụ tốt. Xây dựng thương hiệu mới là điểm khởi đầu.
Hiện nay, tại Úc, có khoảng 350.000 người Việt Nam và hơn 1 triệu người Úc ăn gạo, nhưng thường chỉ ăn gạo Thái. Trong các siêu thị, kể cả siêu thị Việt Nam cũng bán gạo Thái mà không thấy gạo có chữ “Made in Vietnam”. Điều đó chứng tỏ, thị trường này không có nhu cầu về gạo Việt Nam nên người ta không bán. Tuy nhiên tôi nghe nói, có nhiều bao gạo gắn mác của Thái Lan nhưng thực chất là gạo có nguồn gốc từ Việt Nam. Các doanh nghiệp Thái Lan mua gạo nguyên liệu của Việt Nam, sau đó phối trộn, đóng bao bì rồi xuất khẩu sang thị trường này. Điều đó chứng tỏ gạo Việt Nam có chất lượng nhưng chưa xây dựng được thương hiệu.
* PV: Thưa ông, Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (VCUFTA) vừa có hiệu lực từ ngày 5/10/2016 sẽ tác động như thế nào đối với thị trường Việt Nam?
|
- GS.TS Nguyễn Quốc Vọng:Hiệp định VCUFTA đã có hiệu lực sẽ tạo ra cơ hội lớn cho hạt gạo Việt Nam, bởi EU là thị trường đặc biệt. Thứ nhất, những nước tại khu vực châu Âu (EU) có thế mạnh về công nghiệp, không mạnh về lĩnh vực nông nghiệp nên họ có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu nông sản, trong đó có gạo. Vì thế, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong việc chiếm lĩnh thị trường EU.
Thứ hai, đây là thị trường mà Việt Nam có ưu thế, là bạn hàng truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn khi xâm nhập thị trường này. Các nước này đòi hỏi nông sản Việt phải đáp ứng đủ 3 yếu tố: Giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu không đảm bảo 3 yếu tố trên thì dù có là bạn hàng truyền thống thì EU cũng không nhập nông sản của Việt Nam.
Tóm lại, khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực, chúng ta có cơ hội mở rộng thị trường mới và trong tương lai Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, dù với thị trường nào thì 3 yếu tố cốt lõi đó là quan trọng nhất. Nếu bỏ đi 1 trong 3 yếu tố đó thì chúng ta sẽ bị mất thị trường.
* PV: Vậy để hạt gạo Việt Nam đáp ứng 3 điều kiện trên, người nông dân cần phải làm gì, thưa ông?
- GS.TS Nguyễn Quốc Vọng:Lâu nay, chúng ta vẫn tự khen mình hơi nhiều, là nền nông nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, người nông dân cũng tự hào về điều đó và không chịu thay đổi. Ví dụ, có lần tôi đã yêu cầu nông dân Việt Nam sản xuất một mặt hàng cho thị trường Nhật Bản là hạt giống bí đỏ. Khi Nhật Bản yêu cầu thì họ cho luôn hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu hoạch, nhưng nông dân Việt Nam chủ quan không cần hướng dẫn và làm không đúng quy trình. Cuối cùng, sản phẩm không đảm bảo yêu cầu và công ty đó không hợp tác với Việt Nam. Trong khi đó, phía Nhật Bản cũng đưa ra yêu cầu này với nông dân Úc và hai bên đã hợp tác hơn 10 năm.
Điều đó có nghĩa là nông dân thế giới đã tiến rất nhanh trong quá trình hội nhập, trong khi nông dân Việt Nam không chịu thay đổi tư duy. Việt Nam là một nước sản xuất lúa gạo thuộc top đầu thế giới, nếu chúng ta không thay đổi tư duy về thị trường, chất lượng sản phẩm và đảm bảo tiêu chuẩn ATTP, nông dân Việt Nam vẫn cố tình “lách luật” thì nông sản Việt Nam nói chung và sản phẩm gạo nói riêng sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu. Vì thế mỗi nông dân Việt Nam phải tự nâng cao kiến thức, trở thành một nông dân toàn cầu.
* PV: Xin cảm ơn ông!
EU là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm gạo của Việt Nam. Các chương trình xúc tiến thương mại gạo Việt Nam tại Pháp và Hà Lan đã giúp DN Việt từng bước xây dựng hình ảnh gạo của Việt Nam với chất lượng, bao bì mẫu mã có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của Thái Lan và Campuchia, đồng thời giúp các DN Việt Nam nghiên cứu sâu hơn về thị trường EU và mở rộng những cơ hội hợp tác trong thời gian tới. (Vụ Thị trường châu Âu – Bộ Công thương) |
Nam Khánh (thực hiện)