Là người con của phố Hàng Bột,áchPhốHàngBộtchuyệntầmphàomànhớbd so 888 tác giả Hồ Công Thiết cũng là chứng nhân cho những đổi thay của con phố này. Từng gương mặt bạn bè, quán ăn nhộn nhịp, trò chơi tuổi nhỏ... xuất hiện trong cuốn sách Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào" mà nhớgiống những thước phim quay chậm và sắc nét.
Viết về việc nuôi lợn thời bao cấp ở phố Hàng Bột, tác giả Hồ Công Thiết cho rằng, ngày đó, con lợn là niềm hy vọng, sự an tâm cho kinh tế mỗi gia đình. Người trong nhà bị ốm có khi còn bình tĩnh được, chứ lợn bỏ ăn là cả gia đình lo sốt vó. Xung quanh việc nuôi lợn trong nhà, có rất nhiều chuyện vui buồn được Hồ Công Thiết kể lại.
"Tôi có cậu em là phó giám đốc một sở của thành phố. Nhà nó cũng nuôi lợn. Rượu say, thay vì vào phòng ngủ thì nó lại vào phòng tắm, khi ấy được dùng để nuôi lợn. Nghe nói, nó ôm lợn nái và thắc mắc sao vợ nó hôm đấy mặc áo có nhiều khuy đến vậy. Con lợn vô tư liếm bãi nôn, liếm cả lên mặt. Nó đê mê cứ ngỡ vợ nó đang... chiều chồng", tác giả Hồ Công Thiết viết trong cuốn sách.
Tác giả viết về nghề khắc bút và bơm mực bút bi ở phố Hàng Bột gắn liền với thời học trò: “Những ngày đầu thằng Nam mới có thêm nghề bơm mực bút bi, lũ chúng tôi thỉnh thoảng phải chạy ra, đứng hậu thuẫn đằng sau như bảo vệ để khách không… đánh nó. Vì thi thoảng, cũng có khách đến bắt đền, cầm theo chiếc bút chảy nhoe nhoét mực hoặc có khi còn mặc nguyên chiếc áo dính đầy mực.
Do mực bơm là mực in thải loại nên loãng toẹt, cứ chảy dần trong bút, thấm cả ra ngoài. Khi đấy, thằng Nam chưa có kinh nghiệm nên chưa biết cách bơm keo vào ống đựng mực của bút bi. Gọi là keo cho oai chứ thực ra, nó được mách nước là lấy bột nếp quấy thành hồ rồi bơm vào đít ống mực. Có loại keo đấy ngăn lại, mực hết chảy và uy tín của nó lại lên vù vù”.
Nhà văn Châu La Việt nhận xét, cuốn sách Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớđưa ta khám phá lược sử Hàng Bột; món ngon Hàng Bột (Hà Nội); con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc.
"Tác giả Hồ Công Thiết gắn bó suốt từ tuổi thơ với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ càng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết ra…", nhà văn Châu La Việt cho hay.
Hồ Công Thiết sinh năm 1952, mất ngày 22/1/2023, thọ 71 tuổi. Ông từng xuất bản cuốnKim sơn - Điệp viên lãng tử, Tản mạn bóng đá Hà thành, in chung các cuốnChuyện người Hà Nội(3 tập), Thăng Long văn Việt, Chuyện làng quê.
Để yêu thương cất lờiNhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM vừa tổ chức giao lưu, trò chuyện cùng các diễn giả, tác giả Phạm Thị Ngọc Liên, Hoàng My, Cao Bảo Vy và Hồ Yên Thục với chủ đề "Để yêu thương cất lời" nhân dịp họ ra mắt sách.