Những thói quen nào cần thay đổi trong mùa dịch Covid-19?ệtNamsẵnsàngphươngtiệnkỹthuậttrongtìnhhuốngcóngườimắkeo nha cai toi nay | |
Số ca mắc Covid-19 tăng chậm: Tín hiệu khả quan trong phòng chống Covid? | |
Hà Nội đưa ra 3 “kịch bản” kinh tế dưới tác động của Covid-19 |
Đánh giá diễn biến dịch bệnh trong nước, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, vừa qua, chúng ta đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP |
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu nên không được lơ là, chủ quan. Do vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương, nhất là Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội; đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch.
Về công tác hậu cần, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện chúng ta đã sản xuất được khẩu trang y tế và trang phục phòng hộ cho y bác sỹ từ nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ công tác phòng chống dịch trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Về máy thở, theo Thứ trưởng Cường, Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập, không xâm nhập, sắp tới sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu.
"Hiện số lượng trang thiết bị, vật tư y tế, máy thở, đồ bảo hộ... đã sẵn sàng cho tình huống xuất hiện 10.000 bệnh nhân mắc Covid-19. Đồng thời, Tiểu ban Hậu cần đang lên phương án chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế cho các tình huống xấu hơn, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả", Thứ trưởng Trương Quốc Cường thông tin.
Về phía các cơ sở y tế, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, Bộ này này yêu cầu tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm Covid-19 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.
Các cơ sở y tế cũng phải bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu, chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh. Giãn, hoãn việc mổ phiên các trường hợp trì hoãn được.
"Người dân trước đây khi khám bệnh thường đến thẳng bệnh viện, bây giờ, trước khi đến thăm khám (trừ trường hợp cấp cứu), bà con nên liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước… bảo đảm giãn cách xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh.
"Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của nhân dân ta với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”, Phó thủ tướng Chính phủ nêu.
Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn toàn thể nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, DN, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.
Phó Thủ tướng khẳng định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Về tình hình dịch bệnh, thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam đã ghi nhận 241 trường hợp mắc Covid-19, chưa có người tử vong; 91 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh (16 người giai đoạn 1; 75 người giai đoạn 2); 150 người dang được điều trị tại 21 cơ sở y tế, trong đó số ca âm tính từ 1 lần trở lên là 52 người (bao gồm 23 ca âm tính từ 2 lần trở lên). Dự kiến trong ngày hôm nay sẽ có thêm một số ca được xuất viện…
Trong số các bệnh nhân nặng, nữ bệnh nhân số 17 (bệnh nhân duy nhất phải can thiệp ECMO - kỹ thuật tim phổi nhân tạo) đã kết thúc điều trị ECMO, chỉ còn thở máy, lọc máu. Bệnh nhân này cũng đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với Covid-19.
Bên cạnh đó, 1 ca bệnh nhân nặng (bệnh nhân 161, 88 tuổi, chuyển từ Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Hiện tại, bệnh nhân không sốt, tình trạng lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng khác. Bệnh nhân này bị xuất huyến não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạch chủ, thể trạng gầy yếu.
4 bệnh nhân nặng khác đã không còn phải thở máy, trong số này có 3 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-3 lần với virus Covid-19.