Trong tháng,ồChíMinhGiảingânvốnđầutưcôngtănggầbongdaáo giải ngân vốn đầu tư công tập trung chủ yếu ở các dự án chuyển tiếp của năm 2021 như: các dự án cầu đường; Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa huyện Củ Chi, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thủ Đức… và các dự án thoát nước. Một số dự án có khối lượng thực hiện lớn như Dự án vệ sinh môi trường TP. Hồ Chí Minh – giai đoạn 2 thực hiện được 19,8 tỷ đồng; hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ ước thực hiện 21,4 tỷ đồng; Dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên ước thực hiện 145 tỷ đồng…
TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ảnh Đỗ Doãn |
Về tình hình thực hiện tại một số công trình trọng điểm, dự án chống ngập giải ngân được khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng hiện đang tạm ngưng do vướng mắc ký phụ lục hợp đồng, thủ tục thanh toán, mặc dù toàn dự án đã đạt khoảng 90% khối lượng xây lắp.
Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên hiện đang đẩy nhanh tiến độ gói thầu đoạn từ nhà hát Bến Thành đến nhà ga chợ Bến Thành. Theo dự kiến, trong năm 2022 sẽ nhập về đủ 16 tòa tàu và sẽ vận hành vào năm 2023. Tổng khối lượng thực hiện đến nay đạt gần 90%.
Còn dự án tuyến đường sắt Metro số 2 đang tháo dỡ làm sạch mặt bằng, dự kiến sẽ khởi công vào giữa năm 2022. Riêng dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với TP. Thủ Đức thì đang hoàn thành các hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào hoạt động ngay trong quý II/2022.
Được biết, năm 2021 TP. Hồ Chí Minh chỉ giải ngân được 16.589 tỷ đồng trên tổng vốn giao 32.262 tỷ đồng, tương đương 51,4%. So với các năm, kết quả giải ngân năm 2021 là rất thấp.
Năm nay, theo Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai, địa phương sẽ tập trung vào 3 nhóm chính để cải thiện tiến độ giải ngân. Đó là đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất, để bàn giao mặt bằng các dự án cho chủ đầu tư triển khai thực hiện.
Đường hầm Metro Bến Thành - Suổi Tiên, một trong nhiều dự án trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh Đỗ Doãn |
Kế đến là đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong đó các cơ quan chủ quản phải tăng cường chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư để tổ chức thực hiện đối với các dự án đang triển khai; bám sát tiến độ, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; kịp thời chủ động tháo gỡ khó khăn trong từng khâu thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ dự án...
Nhóm thứ ba là tăng cường kiểm tra, giám sát như tập trung theo dõi tình hình giải ngân. Thủ trưởng các đơn vị chủ quản phải trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên.
Căn cứ tình hình, tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch điều chuyển vốn của các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao trong năm./.