【nhà cái năm】Bất cập trong đào tạo nghề cho lao động DTTS
Từ nhiệm kỳ trước,ấtcậptrongđagraveotạonghềcholaođộnhà cái năm HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 14-12-2010 về Đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành lao động - thương binh - xã hội và các địa phương xây dựng kế hoạch dạy nghề từng năm cho lao động nông thôn nói chung, đồng bào DTTS nói riêng.
THIẾU NHÂN LỰC, THIẾU KINH PHÍ, TRANG THIẾT BỊ LẠC HẬU
Thời điểm này, toàn tỉnh có 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện, thị và Trường cao đẳng nghề Bình Phước. Tuy nhiên, biên chế cán bộ, giáo viên tại các trung tâm quá ít, chỉ khoảng 4 người/trung tâm. Do đó, đa số trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơ hữu, chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng. Do quy mô nhỏ hẹp, máy móc thiết bị phục vụ dạy nghề ở các trung tâm và ngay cả trường cao đẳng nghề đều lạc hậu nên các trung tâm chỉ dạy nghề ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: cạo mủ cao su, nuôi cá, nuôi gà, trồng nấm... Nguồn kinh phí đào tạo nghề chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương và kinh phí thường về chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động. Theo kế hoạch đào tạo, các trung tâm thường mở lớp dạy cạo mủ cao su trong tháng 2, 3 để đón mùa cạo mới. Thế nhưng, thường khoảng giữa năm, có năm đến tháng 7 kinh phí trung ương mới chuyển về. Thời điểm này có mở lớp thì các công ty cao su hoặc trang trại lớn cũng không còn tuyển lao động nữa. Về nguồn vốn, theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 14-12-2010 của HĐND tỉnh, vốn địa phương bổ sung cho chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 là 44,850 tỷ đồng, thế nhưng nguồn vốn này đã không được bố trí.
Những thiết bị dạy nghề lạc hậu đắp chiếu, phủ bụi tại Trung tâm Dạy nghề thị xã Bình Long