Thể thao

【tile ca cuoc keo nha cai】Nâng tỉ lệ tiêm chủng, không để “dịch chồng dịch”

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Nâng tỉ lệ tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầuSử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ 18 tháng trong tile ca cuoc keo nha cai

Nâng tỉ lệ tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu
Sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ 18 tháng trong tiêm chủng mở rộng
Nam Định đã có trung tâm tiêm chủng cao cấp 5 sao

Nỗi lo sốt xuất huyết,ângtỉlệtiêmchủngkhôngđểdịchchồngdịtile ca cuoc keo nha cai bạch hầu

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến giữa tháng 9/2020, Việt Nam ghi nhận 70.585 ca mắc sốt xuất huyết.

3801 phunthuoc
Dự kiến dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ đạt đỉnh vào tháng 10, tháng 11 tới.

Riêng trong 3 tuần gần đây, số ca mắc có xu hướng tăng và gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lo ngại hiện đang là mùa mưa, hoạt động giao lưu, đi lại và tập trung đông người tăng do đã nới lỏng giãn cách xã hội.

“Chính vì vậy, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống. Dự kiến, dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ đạt đỉnh vào tháng 10, tháng 11 tới", ông Đặng Quang Tấn nhận định.

Còn ý kiến của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, sốt xuất huyết là bệnh theo mùa nên từ nay đến tháng 12, số ca mắc dự báo sẽ tăng theo tuần.

Với dịch bạch hầu, theo ông Đặng Quang Tấn, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu, ổ dịch tại khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Nhận định về khó khăn trong phòng chống dịch bạch hầu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, các xã có ổ dịch đa số ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, bất đồng ngôn ngữ, không hợp tác tiêm vắc xin.

Một số khu vực đã lâu không ghi nhận ca bệnh, cán bộ y tế cơ sở thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán, giám sát phát hiện sớm bạch hầu. Chẳng hạn ca bệnh bạch hầu đầu tiên, người bệnh khám ở trạm y tế xã, cán bộ y tế chưa nghĩ đến bạch hầu, chỉ khi người bệnh sốt cao, quay lại chẩn đoán bạch hầu thì bệnh đã nặng.

“Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở nhóm tuổi lớn, ở thời điểm chương trình tiêm chủng mở rộng chưa triển khai đầy đủ, có xã trắng về tiêm chủng. Chưa kể, một số địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã", ông Tấn nêu.

Rà soát công tác tiêm chủng

Nếu khó khăn của dịch Covid-19 và sốt xuất huyết là chưa có vắc xin phòng chống thì dịch bạch hầu dù đã có vắc xin song tỉ lệ tiêm chủng lại thấp khiến dịch có nguy cơ bùng phát cao.

Với diễn biến dịch như hiện nay, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho rằng không thể chủ quan, đặc biệt là cuối năm thời tiết mùa Đông - Xuân dịch rất dễ lây lan bệnh bạch hầu và bùng phát nếu chúng ta chủ quan, lơ là. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường triển khai tiêm bù, tiêm thiếu.

Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong chống dịch bạch hầu phải sát sao, chú ý từng chi tiết. Chẳng hạn khi cán bộ y tế phát thuốc kháng sinh dự phòng cho người dân trong ổ dịch phải giám sát xem họ có uống không, nếu không uống thì phải tiêm, tiêm là biện pháp cưỡng chế bắt buộc.

"Đặc biệt, khi có dịch phải tiêm vắc xin ngay ở ổ dịch và xung quanh ổ dịch, phải tổ chức chiến dịch tiêm phòng trong lứa tuổi tiêm chủng, để đảm bảo nguồn lực vắc xin sử dụng hiệu quả", PGS.TS. Trần Như Dương nêu.

Riêng với công tác tiêm chủng theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các tỉnh, thành rà soát và thực hiện tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin DPT-VGB-Hib. Tổ chức tiêm vét cho các đối tượng bị hoãn tiêm trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19.

Cán bộ y tế cần tư vấn cho người thân trực tiếp chăm sóc trẻ các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng như: Tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ (nếu có sốt phải đo nhiệt độ); phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…); trẻ có những phản ứng sốt, quấy khóc,... để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nặng. Khuyến cáo người dân đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

Về phía Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các tỉnh, thành phố quyết liệt chống dịch; thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không để “dịch chồng dịch” ở bất cứ địa phương nào; rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch; tham mưu ban hành kế hoạch chống dịch theo mùa.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap