Bước chân vào khu chợ sinh viên (Cầu Giấy),rởmkết quả bóng đá trực tuyến đêm qua chúng ta dễ dàng bắt gặp những gian hàng bán mỹ phẩm bán đủ các mặt hàng từ: Son môi, phấn mắt, phấn nền… đến nước hoa, tinh dầu dưỡng tóc, sơn móng tay. Hầu như tất cả các mặt hàng nơi đây đều được gắn mác nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng như: Loreal, Dior, Chanel, O Hui…
Ghé vào một gian hàng mỹ phẩm, thấy tôi ngắm nghía lọ son Tony Moly, chị bán hàng đon đả mời gọi: “Em có con mắt tinh đời thế, hàng này chị mới nhập về, son này của Hàn Quốc dùng bền lắm, môi em dùng thì hết ý, mua đi em, khách hàng đầu tiên chị lấy em 65 nghìn thôi”.
Thấy tôi vẫn còn nhìn với vẻ hoài nghi, chị nói thêm: “Vẫn chê đắt hả em, chị bớt cho 5 nghìn nữa đấy, không quán nào bán rẻ hơn đâu em ạ, chất lượng như hàng bán shop thôi, mua ở đó người ta thuê mặt bằng nên bán đắt lên đấy”.
Chị nói vậy nhưng chất lượng ra sao thì chỉ có người trong cuộc là hiểu rõ. Một thỏi Maybelline giá 40 nghìn đồng, nước hoa từ 80 - 120 nghìn đồng, phấn nền 60 nghìn… khách hàng thoải mái lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với túi tiền của mình.
Mỹ phẩm giả sinh viênRất nhiều khách hàng tới xem và mua sản phẩm tại cửa hàng này
Hàng giả dán tem…. chống hàng giả
Quan sát kĩ thì hầu hết các sản phẩm ở đây đều bị bong xước, tróc nhãn mác, thậm chí không có ngày sản xuất, hạn sử dụng. Mùi vị, màu sắc… không được như hàng thật, chỉ bằng mắt thường cũng dễ dàng phát hiện ra đó là hàng nhái.
Bao bì in bên ngoài thì phần lớn là bằng tiếng Trung, tiếng Thái… được nhái lại theo mẫu của các thương hiệu mỹ phẩm tên tuổi. Tất cả đều được dán tem hàng “xịn”, cho dù cái tem ấy có... rách gần hết một góc hay bong còn chút xíu nhưng đã được chắp vá lại.
Lọ sơn móng tay ở đây có giá từ 5 - 10 nghìn đồng cũng có tem chống giả hoặc có logo, nhãn mác của thương hiệu có tên tuổi. Một chủ cửa hàng bật mí: “Trong cửa hàng của chị có cả hàng thật lẫn hàng giả, gặp khách trông sành điệu thì mời hàng thật, còn khách “gà” thì bán hàng dỏm nhưng giá vẫn “xịn”.
Bắt gặp ở nơi đây không chỉ là những cô cậu sinh viên mà còn xuất hiện dân công sở. Khi được hỏi, chị Nguyễn Thị Thuần nhân viên một doanh nghiệp chia sẻ: “Thu nhập một tháng được hơn 3 triệu, sống trên Hà Nội bao nhiêu khoản cần chi, mua mỹ phẩm ở đây vừa rẻ lại có thể làm đẹp cho bản thân nên tôi thấy cũng hợp lý”.
Một hộp phấn má hồng ELF có giá trên thị trường là 150 - 180 nghìn đồng thì ở đây chỉ bán với giá 70 nghìn đồng. Hay như hộp phấn phủ Versace giá chính hãng lên tới tiền triệu, thì ở đây có thể mua được với giá chưa đến 200 nghìn đồng. Chưa kể các loại son, từ son nước đến son thỏi, son lọ, có loại còn có nhãn mác “son không trôi” cũng chí có giá từ 30 - 90 nghìn đồng.
Dấu hỏi về an toàn?
Bạn Dương Thị Thu Huyền, sinh viên Trường Trung cấp Xây Dựng số 1 bộc bạch: “Đi học thấy các bạn trang điểm mà mình không thì cũng thấy thiếu tự tin. Tiền bố mẹ cho hàng tháng thì không đủ mua đồ xịn để xài nên dùng tạm hàng chợ vậy”. Hầu hết khách hàng khi được hỏi về chất lượng sản phẩm và độ an toàn thì đều trả lời: “Người ta dùng không sao thì chắc mình cũng thế”.
Khi thấy tôi đang hỏi về độ an toàn khi sử dụng mỹ phẩm “hàng chợ” thì có bạn cắt ngang lời tôi: “Bạn ơi, mình khuyên bạn đừng nên dùng hàng này, rẻ thật đấy nhưng hóa ra lại đắt. Mình mới đầu cũng nghĩ là không sao, nhưng dùng một thời gian thì thấy mặt nổi nhiều mụn, da có tình trạng sần sùi, đi khám da liễu thì có kết luận là sử dụng nhiều chất gây hại cho da trong thời gian dài, tốn bao nhiêu tiền mà vẫn chưa khỏi”. Thấy vậy, chị gái kia trả lại hàng và rời khỏi gian hàng.
Quả thật, rẻ thì là siêu rẻ nhưng hại thì cũng là siêu hại. Trong chúng ta, không phải ai cũng nhận thức được điều này. Vì vậy khi mua mỹ phẩm chị em nên kiểm tra kỹ các thông tin ghi trên sản phẩm như: Độ sắc nét của chữ, tem chống giả, hạn sử dụng… để mua được sản phẩm an toàn. Đẹp là rất cần thiết nhưng cần đẹp một cách an toàn và hiệu quả.
HT(tổng hợp)