Sân vận động Chi Lăng,ậpđoànThiênThanhđãlàmxiếcthếnàovớiSânvậnđộngChiLăkết quả leeds hôm nay TP Đà Nẵng với tổng diện tích 55.061m2 đất được Nhà nước giao cho Tập đoàn Thiên Thanh với mục đích sử dụng duy nhất là xây dựng khu phức hợp Dịch vụ Thương mại (DVTM) cao tầng theo đơn giá đất ở 25.300.000 đồng/m2 (1.393.043.300.000 đồng cho toàn diện tích 55.061 m2). Tuy nhiên việc xây dựng khu phức hợp DVTM cao tầng đâu chưa thấy, thì ông Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (gọi là Tập đoàn Thiên Thanh) và một số quan chức của Tập đoàn này đã bị bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Mở lại hồ sơ vụ án, cho thấy nhiều phi vụ có dấu hiệu khuất tất mờ ám cần phải được đưa ra ánh sáng, trong đó có việc Tập đoàn Thiên Thanh lợi dụng được cấp đất xây dựng Khu phức hợp DVTM cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, TP. Đà Nẵng để “biến” tổng giá trị tài sản thế chấp của khu đất này từ gần 1,4 nghìn tỉ đồng lên hàng chục nghìn tỉ đồng để sử dụng vào việc riêng,…
Lập hợp đồng một đằng…
Bản Hợp đồng số 328/HĐ-QSDĐ/KTQĐ ngày 29/10/2010 (sau đây gọi là Hợp đồng) được lập bởi ông Nguyễn Đình Thống, Giám đốc Công ty Quản lí Khai thác đất Đà Nẵng, đại diện bên A (Bên giao quyền sử dụng đất (QSDĐ)), địa chỉ 63 Thái Phiên, Đà Nẵng và ông Phạm Công Danh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh đại diện bên B (Bên nhận QSDĐ), địa chỉ số 90 đường số 3, Cư xá Lữ Gia, đường số 10, Phường 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh có nội dung thỏa thuận như sau: Bên A đồng ý giao cho bên B khu đất 4 mặt tiền thuộc các đường Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn, Triệu Nữ Vương tại khu vực Sân vận động Chi Lăng thuộc quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; diện tích 55.061m2 theo đơn giá đất ở 25.300.000 đồng/m2; tổng gia trị 1.393.043.300.000 đồng;
Mục đích sử dụng: Thực hiện dự án Khu phức hợp TMDV cao tầng; bên A có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng lập thủ tục cấp GCNQSDĐ cho bên B (Tập đoàn Thiên Thanh); bên B có trách nhiệm: “Quản lí và sử dụng đất trong phạm vi khu đất được giao theo quy hoạch được duyệt” (khoản 2.2, Điều 2 của Hợp đồng).
Như vậy, 55.061m2 đất được Nhà nước giao cho Tập đoàn Thiên Thanh với mục đích sử dụng duy nhất là thực hiện dự án Khu phức hợp TMDV cao tầng và GCNQSDĐ đối với toàn bộ phần đất này sẽ được cấp cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh. Thế nhưng…
…Thực hiện Hợp đồng một nẻo
Ngày 3/12/2010,UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 9388/QĐ-UBND phê duyệt Sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 1 Khu phức hợp TMDV cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng với diện tích là 46.388m2.
Ngày 10/11/2010, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 7120/UBND-QLĐT nêu rõ thành phố sẽ giải quyết cấp GCNQSDĐ cho Công ty mới thành lập (gồm các công ty sân sau) thuộc Tập đoàn Thiên Thanh trên cơ sở tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Tuy nhiên, không hiểu căn cứ vào đâu mà UBND thành phố Đà Nẵng lại phát đi thông điệp là sẽ giải quyết cấp GCNQSDĐ cho công ty mới thành lập của Tập đoàn Thiên Thanh? Bở lẽ mãi 2 tháng sau (ngày 10/1/2011), Tập đoàn Thiên Thanh mới có Tờ trình số 102/CVCT/VP/2011 đề ngày 10/1/2011 gửi Hội đồng nhân dân, UBND và Công ty Quản lí và Khai thác đất TP Đà Nẵng xin được tách GCNQSDĐ thành 14 khu đất cho 10 “công ty sân sau” của Tập đoàn: Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Thành Công 6.235m2, Hương Việt 6.235m2, Trung Dung 6.235m2, Toàn Tâm 6.235m2, Đại Hoàng Phương 5.151m2; Phong Hiệp 4.955m2, Nhất Nhất Vinh 4.955m2; các Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Quốc Hoàng 4.955m2, Đại Long 4.955m2 và Công ty TNHH MTV Xây dựng và Đầu tư phát triển địa ốc Bảo Gia 5.150m2 (kèm theo sơ đồ vị trí đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh).
UBND thành phố chấp thuận nội dung Tờ trình và cấp GCNQSDĐ cho 10 công ty này.
Như vậy, nội dung hợp đồng một đằng, nhưng cả bên A và bên B đã thực hiện một nẻo. Toàn bộ 55.061m2 đất không được Nhà nước giao GCNQSDĐ cho Tập đoàn Thiên Thanh mà được chia nhỏ ra thành 14 phần để giao cho 10 công ty của Tập đoàn này. Vấn đề dư luận quan tâm là tại sao khi Tập đoàn Thiên Thanh chưa có giấy chứng nhận chủ quyền của toàn bộ lô đất 55.061 m2 thì dựa trên cơ sở nào để tách giấy chứng nhận? Hơn nữa, pháp luật về quản lí đất đai không có nội dung nào quy định việc chia tách kiểu này. Điều bất cập đó, chẳng khác gì việc chia “di sản” trước khi “mở thừa kế” hay thực chất là “bán thẳng” cho các công ty sân sau nhằm trốn thuế theo kiểu “lấy mỡ nó rán nó”?
Nâng giá trị tài sản thế chấp để rút ruột ngân hàng
Việc xây dựng Khu phức hợp TMDV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng trên khu đất có diện tích 55.061m2 nêu trên, ban đầu do Tập đoàn Thiên Thanh là chủ sử dụng đất của dự án, nay có thêm 10 doanh nghiệp (công ty sân sau của Tập đoàn Thiên Thanh) cũng là chủ sử dụng đất (14 phần trong tổng số 55.061m2 đất của dự án).
Tuy nhiên, việc QSDĐ của dự án đã bị chia nhỏ ra làm 14 phần thể hiện cách làm mờ ám, khuất tất của Tập đoàn Thiên Thanh và 10 công ty sân sau của tập đoàn này. 10 GCNQSDĐ của khu đất vàng được đem thế chấp ngân hàng với thủ thuật nâng giá trị tài sản thế chấp để rút ruột của Nhà nước.
Xin đơn cử một Hợp đồng thế chấp ngân hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm sau đây để minh chứng cho điều này.
Hợp đồng thế chấp bất động sản số 237/2012/HĐTC lập ngày 12/4/2012 (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa các bên: Bên A – Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm (bên thế chấp), do ông Hà Quang Toàn, Tổng Giám đốc làm đại diện. Bên B – Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, do ông Phạm Công Danh, Tổng Giám đốc làm đại diện (bên vay hoặc bên được bảo lãnh). Bên C – chi nhánh một ngân hàng Thương mại theo Quyết định ủy quyền số 128/QĐ-CNSGD2 ngày 9/1/2011.
Theo đó, tài sản thế chấp là QSĐD 2.528m2, thửa đất số 135, Tờ bản đồ số 3; lô số 07 Khu phức hợp TMDV cao tầng tại khu vực SVĐ Chi Lăng, Hải Châu II, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng (GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BĐ 655381, do UBND thành phố Đà Nẵng cấp ngày 28/01/2011); tổng giá trị tài sản thế chấp là 251,03 tỉ đồng (Biên bản định giá tài sản ngày 30/3/2012).
Tại điểm b, khoản 2, Điều 10 (ủy quyền xử lí tài sản thế chấp) của Hợp đồng có nội dung: “Ngân hàng được quyền bán hoặc định đoạt dưới bất kì hình thức khác nào đối với tài sản thế chấp theo một hay nhiều giao dịch theo phương thức do Ngân hàng quyết định phù hợp với quy định pháp luật và thỏa thuận của các bên tại Điều 9 Hợp đồng này”.
Việc xác lập Hợp đồng thế chấp nêu trên, thể hiện dấu hiệu móc ngoặc, thông đồng đem tài sản của Nhà nước để phục vụ lợi ích riêng. Cụ thể:
Một là, sử dụng đất sai mục đích được giao.Theo Hợp đồng thì 55.061m2 đất được giao cho Tập đoàn Thiên Thanh, nhưng toàn bộ diện tích đất này đã được chia nhỏ thành 14 phần giao cho 10 công ty sân sau của Tập đoàn. 10 doanh nghiệp này không làm đúng mục đích sử dụng đất là xây dựng Khu phức hợp TMDV cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng, mà lại đem toàn bộ QSDĐ của 55.061m2 đi thế chấp ngân hàng.
Hai là, nâng giá trị QSDĐ để “rút ruột” ngân hàng.Theo Hợp đồng 55.061m2 đất được Nhà nước giao cho Tập đoàn thiên Thanh có thu tiền theo giá đất ở 25.300.000 đồng/m2 = 1.393.043.300.000 đồng. Nhưng, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm đã đem 2.528m2 (trong tổng số 55.061m2 đất) thế chấp để rút số tiền lớn của ngân hàng là 251.030.000.000 đồng.
Như vậy, giá trị QSDĐ ban đầu là hơn 25 triệu đồng/m2 đã được “hô biến” lên gần 100 triệu đồng/m2; sau này là gần 200 triệu đồng/m2 để “rút ruột” ngân hàng.
Ba là, “rút ruột” ngân hàng để sử dụng mục đích riêng.Chỉ tính riêng Hợp đồng thế chấp của Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Toàn Tâm, tổng số tiền giá trị tài sản thế chấp 2.528m2 được “thổi” lên đến hơn 251 tỉ đồng (gần 100 triệu đồng/m2). Theo cách làm tùy tiện này thì 55.061m2 đất được Nhà nước giao cho Tập đoàn Thiên Thanh được “thổi” lên hàng chục nghìn tỉ đồng (có tin là hơn 14 nghìn tỉ đồng).
Theo đó số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng này đã “chạy” vào túi Tập đoàn Thiên Thanh (từ đầu năm 2011 đến nay); Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng số tiền này để làm những việc gì thì chưa ai biết? Trong khi, hàng chục nghìn tỉ đồng trên không được sử dụng vào mục đích xây dựng dự án Khu phức hợp TMDV cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng như cam kết ban đầu.
Bốn là, thỏa thuận thế chấp vi phạm pháp luật.Tại điểm b, khoản 2, Điều 10 (ủy quyền xử lí tài sản thế chấp) của Hợp đồng trên, nội dung cam kết: “Ngân hàng được quyền bán hoặc định đoạt dưới bất kì hình thức khác nào đối với tài sản thế chấp”.
Thực chất đây là thỏa thuận bán một phần Khu phức hợp DVTM cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng một cách trái pháp luật.
Vi phạm nghiêm trọng này cho thấy ông Phạm Công Danh đã phớt lờ quy định của pháp luật không tổ chức triển khai xây dựng Khu phức hợp DVTM cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng theo mục đích duy nhất được Nhà nước đã giao mà sử dụng quyền quản lí, sử dụng đối với QSDĐ trong tương lai của Khu vực Sân vận động Chi Lăng để lập hồ sơ thế chấp rút tiền của ngân hàng đem sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Vấn đề dư luận quan tâm là phải làm rõ việc ông Phạm Công Danh lợi dụng danh nghĩa lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh để dùng các công ty sân sau thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán trái pháp luật đối với QSDĐ Khu phức hợp TMDV cao tầng tại Khu vực Sân vận động Chi Lăng; nâng giá “ảo” QSDĐ để thế chấp tài sản rút ruột ngân hàng; làm rõ hành vi có dấu hiệu trốn thuế trong việc cấp GCNQSDĐ trực tiếp cho các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh, mà lẽ ra phải cấp cho Tập doàn Thiên Thanh trước, sau đó mới lập hợp đồng chuyển nhượng cho các công ty sân sau.
Dư luận đang chờ đợi các cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật góp phần giữ nghiêm kỷ cương phép nước./.
Theo Thành Nguyên/Báo Người Cao tuổi