【thứ hạng của al-ahli saudi】Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An

Cùng đi trong đoàn có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Phan Xuân Thủy; Thứ trưởng Bộ Văn hóa,êngiáoTrungươnglàmviệcvớiBanThườngvụTỉnhủthứ hạng của al-ahli saudi Thể thao và Du lịch - Hoàng Đạo Cương; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Lê Tấn Dũng.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc

Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Đức Hòa.

Hiện tại, ở Đức Hòa, chỉ còn di tích Ngã tư Đức Hòa và di tích Nhà ông Bộ Thỏ là nơi lưu giữ những di tích gốc và địa điểm lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần và đồng chí Võ Văn Ngân.

Đại biểu dự cuộc làm việc

Theo dự kiến, khu đất lập dự án có tổng diện tích 3,5ha, gồm nhà lưu niệm, nhà trưng bày, mộ đồng chí Võ Văn Ngân, tượng đài đồng chí Võ Văn Tần, hạ tầng và các công trình phụ trợ khác,… Tổng nguồn vốn thực hiện dự kiến trên 112 tỉ đồng, trong đó, vốn Trung ương khoảng 85 tỉ đồng, ngân sách tỉnh và xã hội hóa 27 tỉ đồng; thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.

Khu vực ngã tư Đức Hòa là nơi đã diễn ra 2 sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương. Vào ngày 04/6/1930, đồng chí Châu Văn Liêm - Bí thư liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Quận ủy Đức Hòa lãnh đạo hơn 5.000 nông dân Đức Hòa tập trung trước dinh Quận trưởng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống đàn áp. Cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu, đồng chí Châu Văn Liêm cùng nhiều đồng bào, đồng chí khác đã hy sinh.

Ngã tư Đức Hòa cũng là nơi xử bắn các chiến sĩ tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1941. Ngày 05/9/1989, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra Quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu cho ý kiến xoay quanh các nội dung liên quan về chủ trương, tính căn cứ về chính trị, cơ sở pháp lý, tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung cần làm mới cũng như việc tu bổ, nâng cấp khu di tích,…

Một góc phối cảnh khu lưu niệm

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao công tác chuẩn bị, thuyết trình Đề án do Long An chuẩn bị. Ông yêu cầu, các đồng chí cần chú ý đến kiến trúc khu lưu niệm vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại. Đặc biệt, công trình cần có điểm nhấn, có thể ứng dụng công nghệ 3D ở một số hạng mục. Ngoài ra, kết cấu phải phù hợp, gắn liền với thời điểm lịch sử.

Ông cũng yêu cầu tỉnh chú ý thêm đến không gian mở để tổ chức các sự kiện. Với tinh thần nỗ lực để hoàn thiện Đề án, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Các đồng chí nghiên cứu có thể chọn một số hạng mục của khu di tích nếu có thể đẩy nhanh được tiến độ thực hiện để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phải làm sao khi Đề án được thông qua, đưa vào triển khai tạo sự thống nhất, đồng thuận cao,…”.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được cảm ơn sự góp ý của Đoàn công tác. Những ý kiến của Đoàn công tác hết sức xác đáng, trách nhiệm, có ý nghĩa giúp tỉnh có thể hoàn thiện Đề án. Tỉnh sẽ làm đúng theo quy định pháp luật, thiết kế của Đề án và sẽ sớm thực hiện khi được Ban Bí thư thống nhất thông qua./.

Thanh Nga - Hoàng Tuân